Giới thiệu về bể thủy sinh Mini – Nano Tank
Chúng ta đã từng biết đến khái niệm “bể thủy sinh mini – Nano tank”, từng nghe, đọc nhiều lần trên báo chí về “công nghệ Nano”, và ít nhiều đều có một vài hiểu biết hoặc ví dụ về công nghệ này, về loại bể thủy sinh này. Cũng như đã biết sơ sơ rằng khái niệm Nano tương đồng với những gì “nhỏ bé chất lượng cao” (nôm na như vậy )
Vậy, hôm nay hãy thử bàn một chút về bể Nano này xem sao!
Vấn đề 1: đi sâu vào tìm hiểu nghệ thuật chơi bể thủy sinh, khái niệm “bể thủy sinh mini – Nano Tank” xuấ hiện từ khi nào? Ai là người đi đầu trong trào lưu chơi Nano Tank ? Và vì sao bể Nano lại trở thành một hướng chơi đặc biệt trong nghề chơi bể thủy sinh?
Vấn đề 2: những tiêu chí cơ bản nào: Thẩm mĩ – Kĩ thuật…., để xác định một bể là Nano Tank?
1. Bể thủy sinh Mini – Nano tank xuất hiện khi nào?
Bể thủy sinh chẳng ‘liên quan mấy’ tới vấn đề công nghệ Nano – Dù về sâu xa, chẳng có vật chất quái nào mà không được cấu thành từ các phân tử, nguyên tử hoặc các thành phần hạt nhỏ hơn mà con người đã biết. Hihi…
- Nano có bắt nguồn từ tiếng Hy lạp. Nó có nghĩa gốc là “nhỏ bé, lùn, tí hin”. Vì vậy Bể thủy sinh Mini mới được gọi là Nano Tank.
Với câu hỏi: Khái niệm “bể thủy sinh Nano” xuất hiện từ khi nào? Ai là người đi đầu trong trào lưu chơi bể Nano?
Cũng như các trào lưu khác trong hội họa hay âm nhạc, để định hình được một xu thế hay phong cách không hề đơn giản và không thể chỉ bằng một cái “tên gọi” được xuất phát từ cảm tính. Thực tế phát triển các dòng nghệ thuật nói chung trên thế giới đã nhiều lần cho chúng ta thấy nhiều ‘phong cách’ tưởng chừng là mới, có tên gọi mới chỉ là hệ quả của 1 phong cách nào đó đã có, đã tồn tại, và theo thời gian, nó sẽ bị mai một, biến mất khi những giá trị chân xác nhất của ‘cái đã có’ được khẳng định.
Con người, bằng trực giác của mình, thường hay hướng tới cái mới, cái lạ (một trong các yếu tố tạo sự phát triển), cho nên chẳng có gì ngạc nhiên khi cái được gọi là Bể phong cách nano được nhiều người quan tâm!!!
2. Như nào để xác định một bể là bể Nano?
Thật khó để có một quy chuẩn nào chính xác, nhưng hiện nay trong giới thủy sinh. Mọi người đều ngầm quy định Nano Tank là bể loại nhỏ có dung tích nước không quá 20 lít nước. Không giới hạn bất kì hình dáng/ kích thước nào. Miễn là nó dưới 20l
Nhân vật chính trong một bể Nano sẽ là lũa hoặc đá!: nếu chỉ có cây và cây, xem chừng không ổn!
Bởi như đã nói: vẻ đẹp chung của một bể thủy sinh không nằm riêng ở một hay vài loại cây nào đó, mà nằm chung ở sự kết hợp giữa chúng với nhau. Nhưng trong một bể rất nhỏ, sự kết hợp này dường như không đủ hiệu quả: chúng thường không đủ sức làm nên đường nét, không đủ sức tạo ra bố cục chính cho bể để có thể để lại những cảm giác thực sự thỏa mãn, ấn tượng lâu dài cho người ngắm!
Ngược lại, lũa và đá lại đóng vai trò quan trọng hơn trong trường hợp này! Tạo nên phần “xương cốt chính”, làm “trung tâm ngắm nhìn” của bể!
Hình như thiếu chúng, bể Nano không tạo được nội dung?
3. Một số bể thủy sinh mini – Nano Tank đẹp
4. Muốn làm bể Nano thì vào đâu?
Rất nhiều Group, website giới thiệu. nhưng Aquatips khuyên bạn hãy nên vào group lớn nhất tại Việt Nam về Nano để học hỏi thêm kinh nghiệm từ các chuyên gia, người chơi trước: Hội thích nano tank, shallow tank
Hi vọng bạn sẽ thấy thích thú với thể loại bể nhỏ nhắn xinh xắn này.