ĐỪNG TỈA NGỌN! HÃY NHÌN HÌNH BÊN TRÊN. ĐÓ LÀ TÁC HẠI CỦA VIỆC TỈA SAI CÁCH.
Có 1 kinh nghiệm của mình về cách tỉa cây thủy sinh là hãy ưu tiên cắt loại bỏ phần gốc rồi cắm phần ngọn lại. Điều này giúp cây luôn được làm mới thân rễ lá nên cây sẽ ra tiếp tục phát triển bền vững, khỏe mạnh. Đặc biệt với cây lá cạn vì khi vào hồ phần thân lá cạn gần như đã vô dụng trong môi trường ngập nước nên nó bắt buột ngọn sẽ phát triển sang dạng lá nước. Trong giai đoạn này tỉa bỏ luôn ngọn sẽ khiến một số cây “tèo” luôn.
Các cây thuộc chi Rotala khi tỉa ngọn liên tục sau vài lần sẽ xuất hiện tình trạng bạc ngọn, hồng ngọn rồi lụi tàn sau đó.
Có 1 chu trình sinh lý của cây là lá già, rễ già sẽ được thay thể bằng rễ mới, ngọn lá mới nên chúng ta đừng làm ngược lại, đừng cắt ngọn mới chừa lại thân già vì nó không còn tác dụng nuôi dưỡng cây nửa.
- Không cần cắm lại từng ngọn với các cây thân nhỏ như Rotala, có thể cắm từng cụm 5-10 ngọn.
- Có thể tỉa ngọn 2-3 lần để giữ bố cục hồ và làm cây lên dày, đều hơn (nhưng sau 3 lần tỉa ngọn hãy bỏ góc cắm ngọn lại)
- Luôn cắt gốc cắm lại với các loài thân to hoặc các loài khó đẻ nhánh (như Dừa sing, Hồng Thái Dương, Ngỗ Tím, Lông Chim, Đại Hồng Huyết…)
- Ngừng hoặc hạn chế châm phân nước vài ngày sau khi cắt tỉa.
Đó cũng là lý lo các cây thủy sinh được gọi chung là “Cây Cắt Cắm”!