Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result

Cách tăng giảm TDS trong thủy sinh

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  • Tăng TDS hồ thủy sinh bằng cách nào?
  • Tham khảo thêm
  • TDS thủy sinh – chỉ số TDS lý tưởng
  • TDS hồ tép
  • Cách giảm TDS hồ thủy sinh

Tăng TDS hồ thủy sinh bằng cách nào?

Khi đo được chỉ số TDS cho hồ thủy sinh cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn, nhiều anh em chơi thủy sinh tỏ ra lo lắng và “cân não”, khi tìm đủ mọi cách mà không tăng giảm TDS được đúng ý, khiến chất lượng nước cho cá, tôm, tép, cảnh vẫn không thay đổi hoặc có thay đổi nhưng không đáng bao nhiêu.

Nhiều anh em cảm thấy xót xa khi tình trạng này càng kéo dài, thủy sinh trong bể có nguy cơ ngày càng yếu, chết dần. Với kinh nghiệm của người chơi cá, chơi tép, chơi tôm cảnh lâu năm, mong muốn được chia sẻ để những anh em đang gặp tình cảnh này, tìm ra được hướng giải quyết.

Tham khảo thêm

TDS thủy sinh – chỉ số TDS lý tưởng

Tép ong

TDS hồ tép

Sau khi đã tìm hiểu về rất nhiều cách, mình đã quyết định sử dụng khoáng cho hồ thủy sinh để tăng TDS. Với trường hợp TDS trong hồ thấp hơn mức tiêu chuẩn, Bạn có thể sử dụng một số khoáng chất như: Mosura mineral plus ultra, Salty shrimp gH+, Borneowild gH+…Với tần suất thay nước 1 lần/ tuần, bạn có thể sử dụng khoáng chất trong 3-6 tháng. Những khoáng chất này khi được cho thêm vào hồ tép sẽ là cách để bạn tăng TDS. Thường xuyên kiểm tra TDS để cung cấp đủ lượng khoáng chất cần thiết.

Tăng TDS hồ thủy sinh bằng cách nào?

Tăng TDS hồ thủy sinh bằng cách bổ sung khoáng

Sau khi đã cho khoáng vào hồ thủy sinh, tiến hành thay nước 1 lần/1 tuần kết hợp kiểm tra TDS trong hồ thùy sinh bằng bút đo TDS để đạt hiệu quả tốt nhất.

Những khoáng chuyên dụng mà mình giới thiệu cũng được các nhà trại nghiên cứu và sử dụng trong 1 thời gian dài, nó chứa đủ các khoáng đa, vi lượng ở một tỉ lệ hợp lý. Khi nuôi cá, tôm, tép cảnh, anh em nên sử dụng những hàng có thương hiệu, không nên mua những hàng giá rẻ, hàng trôi nổi,…

Cách giảm TDS hồ thủy sinh

Nếu anh em đo TDS trong hồ cá, hồ tép,…mà thấy cao hơn 250ppm, anh em hãy tiến hành giảm giảm TDS hồ thủy sinh bằng cách thay nước thường xuyên. Mục đích của việc thay nước là để xử lý phân và lượng thức ăn thừa còn xót lại trong hồ.

Giảm TDS hồ thủy sinh bằng cách nào?

Giảm TDS hồ thủy sinh bằng cách thay nước thường xuyên

Ngoài ra, đối với những hồ cá, anh em cũng có thể giảm bớt lượng thức ăn và khoáng chất bổ sung hàng ngày. Cách này cũng được coi là cách giảm TDS tạm thời hồ cá. Kết hợp với đó là xử lý rong rêu trong hồ – nguyên nhân khiến TDS trong hồ thủy sinh cao.

Giảm TDS thủy sinh không đơn thuần nếu nguồn nước đầu vào có TDS quá cao. Để xử lý vấn đề này chúng ta cần “tiêu diệt” các kim loại nặng trong nước bằng cách thiết lập hệ thống lọc “tốt” gồm những vật liệu lọc tốt, than hoạt tính (than gáo dừa) , Purigen.

Có thể thử vật liệu khử sắt: Hạt Birm và theo dõi nếu nồng độ sắt & Asen trong nước quá cao ( Do nguồn nước, vật liệu lọc dùng nham thạch nâu, hay…) Hạt Birm là vật liệu khử sắt được sử dụng nhiều trong hệ thống lọc nước với khả năng loại bỏ hàm lượng sắt, loại bỏ các chất kết tủa đông thời dễ dàng làm sạch các tạp chất có trong nước. Đặc biệt, Hạt birm được biết đến với cấu trúc bền vững trong phản ứng của sắt khó có thể bị hòa tan, rất an toàn và có tuổi thọ cao.

Tuy nhiên: Đừng quá lạm dụng nếu bạn không kiểm soát được nồng độ kim loại / Sắt trong nước. Vì nếu thiếu /thừa sắt cây sẽ dễ bị ngộ độc.

Tags: TDSTDS Thủy sinh
Share274Tweet171Pin62

Bài viết liên quan

TDS thủy sinh – chỉ số TDS lý tưởng

TDS Thủy sinh quan trọng thế nào Chỉ số TDS Thủy sinh là một trong những yếu tố ảnh hưởng...

Tép ong

TDS hồ tép

TDS hồ tép ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của tép? Nếu nước trong hồ tép có chỉ...

Next Post
diệt rêu hại Ốc nerita

Top 12 động vật thủy sinh diệt rêu hại tốt nhất

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In