Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result

Chữa cá Neon bị nấm trắng ( Đốm trắng)

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  • Xử lý cá Neon bị nấm trắng (Đốm trắng)
    • Dấu hiệu của bệnh nấm trắng
    • Tham khảo thêm
    • Các bệnh thường gặp ở cá thủy sinh
    • Cách xử lý bệnh nấm trắng
    • Cách phòng bệnh nấm trắng

Xử lý cá Neon bị nấm trắng (Đốm trắng)

Thân gửi các bác, mùa này là 1 trong những mùa cá nói chung và cá neon nói riêng rất dễ bị nấm đốm trắng. Bản thân cá neon trong giới thuỷ sinh được đánh giá là cá rất khoẻ, không hề yếu. Nhưng lại cực kỳ dễ bị dính cái bệnh mà dễ chữa như kiểu ko cần chữa cũng tự khỏi như bệnh nấm đốm trắng.

Dấu hiệu của bệnh nấm trắng:

Trên thân, vây hay bất cứ đâu trên cơ thể cá xuất hiện những chấm nhỏ li ti màu trắng và dày dần lên theo thời gian (Cực dễ quan sát bằng mắt thường)

Tham khảo thêm

Các bệnh thường gặp ở cá thủy sinh

Nguyên nhân Neon bị nấm trắng:

  • Nhiệt độ bể thấp
  • Chất lượng nước chưa ổn định
  • Cá mới thả vào bể stress, đề kháng thấp
  • Bị lây từ nguồn cá khác
  • Hên xui :))
Neon bị nấm trắng
Neon bị nấm trắng

Cách xử lý bệnh nấm trắng:

  • Bào tử nấm đốm trắng lơ lửng trong nước khá nhiều và chờ cơ hội bám lên cá thể sống khác, thay nước là 1 trong những cách để loại bớt 1 phần tác nhân làm bệnh lây lan và mầm bệnh trong bể.
  • Các tổ nấm đốm trắng bị suy yếu khi gặp nhiệt độ trên 29 độ, các bác cắm sưởi sẽ giúp kìm hãm sự phát triển của các tổ ký sinh nấm trên thân cá và sẽ rụng bớt khỏi thân cá.
  • Nấm đốm trắng kỵ muối, kỵ các chất sát trùng, kháng sinh, mọi loại thuốc cho cá có tính năng này đều có thể giúp cá chữa bệnh với liều lượng vừa phải, tiêu biểu như:
    • BioKnock 2: Bạn có thể vớt cá ra ngoài hoặc châm trực tiếp Bio Knock 2 trực tiếp vào hô theo tỷ lệ 1 giọt/10 lit nước liên tục trong 3 hoặc 4 ngày. Thay 50% nước trong hồ để có thể thêm nguồn nước mới chất lượng hơn vào hồ.
    • Tetra Nhật: Sử dụng để chữa bệnh với liều lượng 1g cho 100 lít nước. Nên sử dụng thêm muối trước hoặc sau khi cho thuốc 4h đồng hồ với tỷ lệ 2kg/m3. Sau 5 ngày nếu cá đã khỏi bệnh thì tiến hành thay nước từ từ để nước trong trở lại. Không cho cá ăn trong quá trình chữa bệnh. Nếu phòng bệnh: sử dụng 1g cho 200 lít nước. Và vẫn thêm muối như khi chữa bệnh.
    • Melafix: là một loại thuốc hoàn toàn tự nhiên có nguồn gốc từ lá tràm, là một phương thuốc chống vi khuẩn hiệu quả đối với cá nước ngọt và cá biển. Melafix làm lành nhanh chóng và thúc đẩy sự tái sinh các mô và vây cá bị hư hỏng. Hiệu quả được nhìn thấy trong 3-4 ngày điều trị.
    • Muối trắng
    • …..

Tất cả những loại thuốc này đều phải châm theo liều lượng chỉ định, nếu không cá có nguy cơ tèo sớm vì shock thuốc chứ ko phải tèo vì bệnh

  • Vi sinh cực kỳ tốt để cải thiện môi trường nước, nhưng khi bể đang có mầm bệnh, dừng châm vi sinh nhất là PSB ( vi khuẩn quang hợp ) vì vi khuẩn gây bệnh có khả năng cộng sinh ẩn nhờ dòng vi sinh khác. Hãy chờ cá khoẻ lại, bể hết bệnh ta lại châm lại vi sinh sau.
  • Sự thật phũ phàng khi 1 bể nước đã ổn định vi sinh, cá neon thuần trong bể 1 thời gian thì cực trâu, bể nhiệt có hạ dưới 20 độ, lỡ tay cho quá lượng thức ăn hay đồ bẩn vô bể cá cũng chẳng bị sao và bể nước tự trong lại rất nhanh. Vì vậy kiên nhẫn set up chờ bể ổn định và dưỡng cá khoẻ sẽ giúp bạn nuôi cá cực nhàn. ĐỪNG NÓNG VỘI THẢ CÁ!

Cách phòng bệnh nấm trắng:

Trong những mùa nấm phát triển mạnh như mùa Xuân, mùa Hạ bạn nên thường xuyên thay nước hơn ( 20% – 30% nước trong bể) việc thay nước như vậy sẽ loại bỏ một phần bào tử nấm nơ lửng trong nước.
Với trường hợp bể đã có dấu hiệu nhiễm bệnh nấm trắng bạn nên thay ( 40% – 50% lượng nước trong bể) cho ngày đầu tiên.

Chúc các bác có những chiếc bể lung linh và đàn cá khoẻ ăn tết ạ

nguồn: Thủy Sinh Tím, Tổng hợp

Tags: Cá cảnh bị bệnhCá neon bị bệnh đốm trắngCá neon bị nấmCách trị bệnh trên cá neonĐốm trắngNấm trắng
Share566Tweet354Pin127

Bài viết liên quan

Các bệnh thường gặp ở cá thủy sinh

Ai đam mê chơi cá cảnh rất mong muốn cho đàn cá của mình luôn mạnh khỏe nhưng cá thủy...

Next Post
Cá Hồng Mi Ấn Độ – Cá Tên Lửa

Cá Hồng Mi Ấn Độ - Cá Tên Lửa

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In