Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result

Kinh nghiệm chữa Ráy rữa, ráy bệnh

2 years ago
in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Những cách chữa Ráy bệnh, rữa hàng loạt của anh em đã từng bị và chữa thành công.

Ráy rữa hàng loạt thực sự là vấn đề có thể nói là kinh hoàng với anh em mê và sưu tầm ráy
Bệnh có nhiều loại và cách chữa khác nhau tùy hồ nên đây sẽ là bài viết chia sẻ của nhiều anh em được update dần để anh em nào cần thì theo dõi và áp dụng kịp thời nếu chẳng may gặp phải.
Trước hết mình xin nói qua 1 chút:

I. Nguyên nhân ráy bệnh?

Hồ bạn chưa ổn định.
Khi bạn mới làm hồ thủy sinh, hãy khoan để ngay cây ráy vào, hãy kiên nhẫn chờ hồ ổn định, lọc ổn định, hệ vi sinh ổn định, các loại cây thủy sinh rẻ tiền khác bắt đầu phát triển, nước trong, rồi bạn hãy bắt đầu chơi ráy.

Tham khảo thêm

RÁY thủng lá

HIỆN TƯỢNG RÁY THỦNG LÁ – Nguyên nhân và cách khắc phục!

6 months ago

Cách nhân giống Ráy

1 year ago

Để rút ngắn thời gian tung sản phẩm ra thị trường, các trại thủy sinh ươm ráy người ta thường ươm trong môi trường bán cạn, tức là cây ráy không hoàn toàn ngập nước, mà được phát triển trong môi trường mát, được phun sương giữ ẩm, khi bạn mua về và lập tức nhấn chìm trong một hồ thủy sinh chưa ổn định, ráy không kịp thích nghi, Ráy rữa và sớm chết nguyên cây.

Ráy thủy sinh thích nước mát, nếu có thể, hãy trang bị quạt làm mát nếu bạn thấy nước trong hồ ấm ấm, nhiệt kế thủy sinh có thể giúp bạn đo nhiệt độ trong hồ. Nếu có thể nữa, hãy bố trí một dòng chảy nhẹ qua những cây ráy, để cuốn bụi bẩn đi, tôi thấy có những hồ dòng chảy yếu, bụi bẩn, thậm chí phân cá bám nhiều trên những cây ráy lá to ví dụ như ráy cafe.

II. Cách phòng bệnh cho ráy

Phòng là cái ta nên làm trướcc, tất nhiên rồi, anh em có thể tham khảo bài viết ở link bên dưới
Xử lý ráy khi mới mua về 

III. Cách chữa trị ráy bệnh, ráy rữa

( Cái này mình sẽ nêu theo triệu chứng bệnh và cách chữa trị của từng anh em đã chữa thành công)

1. Bạn Mai Cường (Ninh Bình) (Bị 2 lần và đều chữa khỏi)

– Triệu chứng bệnh: Ráy rữa từ lá rồi lan xuống ngọn, ban đầu chỉ 3-4 lá sau 1 tuần thì bùng phát lan các ngọn rất nhanh.
– Cách chữa:
+ Lần bị đầu: Mang hết cây ra ngoài hồ cắt tỉa phần lá ngọn rữa (Ngâm Nano bạc 10-15ph), hút cạn nước hồ, khuấy sạch nền và vệ sinh lọc. Sau khi vô lại hồ sử dụng Nano bạc (Nano-Ag dùng cho Lan) liều lượng gấp 2 lần hướng dẫn trên chai ( tầm 120ml cho 3-5l nước do bể nhiều ráy), nhiệt độ duy trì 27 độ C. Dùng maxpect thì để thông số thấp hoặc led as hồng bật 18-20h/ ngày, Co2 tắt, ko thay nước. Tầm 3 ngày là ngưng rữa.Có ngâm lại lần 2 đề phòng. (Lưu ý là ko giảm nhiệt độ và thay nước tránh cây bị sốc)

Trị Ráy rữa
Nano-AG dùng cho Lan

+ Lần bị thứ 2: Mang hết cây ra ngoài hồ cắt tỉa phần lá ngọn rữa ngâm riêng ngoài với Nano bạc liều lượng như trên rồi để nguyên không thay nước. Cũng tầm 3 ngày ngưng rữa.

2. Anh Viet Nguyen Printer  (TP. HCM)

– Triệu chứng bệnh: Ráy rữa từ lá trên cùng rồi lan xuống ngọn rất nhanh, sau đó xuống đến thân gây mềm nhũn thân và rữa.
– Cách chữa: Giảm đèn đến mức có thể chỉ 2h/1 ngày (và không được sáng quá) vì có ánh sáng loại nấm này phát triển rất nhanh. Kết hợp với đó là thay 80-90%  nước  trong 3 ngày đầu, trong 3 ngày thấy giảm thì thay 60-70% nước trong 3 ngày tiếp theo (cứ thế giảm dần). Và châm Cidex (nguyên chất) từ 15-20ml cho mỗi lần thay nước đối với hồ KT: 120x50x45.
Thời gian phát hiện bệnh trước khi dùng cách trên là 2 tuần. Sau khi áp dụng cách trên là 10 ngày hết bệnh.

3. Bạn Hoàng Minh  (Hà Nội)

– Triệu chứng bệnh: Khác với 2 trường hợp trên, Ráy rữa từ ngọn xuống, rữa cuống lá. Lá đứt nổi lên mặt bể, bị lai dai, mỗi ngày vài lá, không cố định theo bụi, vị trí hay loại ráy trong bể.
– Cách chữa: Hàng ngày kiểm tra, bụi nào bị thì cắt tỉa rồi ngâm Ista Algae Remover. Kết hợp thay nước tối thiểu 50% và châm Ista vào bể hàng ngày ( với liều lượng 10ml/100 lít nước cho bể 1,2m full ráy)
Thời gian chữa đến khi hết bệnh là 2 tháng.

Ráy rữa

4. Bạn Tran Hung ( Đà Nẵng)

( Đã từng bị 3 dạng bệnh như sau)
a. Dạng thân Ráy sơ hoá
Xuất hiện ở các bụi ráy lâu năm thành bụi lớn,
Hiện tượng dễ nhận biết nhất là lá non mới nhú bị thụt, nhỏ bất thường, xuất hiện lá rụng quanh hồ. Thân ráy bị thối nga qua màu xám cứng.
Có thể thấy ở chậu ráy Thái cạn lớn hay bị mụt ở thân, nách lá, cuốn lá.
Quy mô: theo bụi
* Cách khắc phục: cắt bỏ phần thân hỏng, cho đên khi phần lõi của thân ko bị ám màu nữa, sau đó thả trôi 3 4 ngày, bổ sung thêm b1 hoặc vitaTM

b. Dạng Lá bị lủng (thủng)
Lá có hiện tượng lủng như úng trong lá -> ngã sang vàng -> rữa lá -> suy ráy.
Quy mô: cả hồ.
Nguyên nhân: Xuất hiện vùng bị nhiễm mặn.
*Cách khắc phục: Thay nước bình, châm Seachem Advance

c. Dạng Rữa ngọn:
Ngọn ráy rữa nhanh.
Quy mô: cả hồ.
Nguyên nhân:
– Do sốc ph (xả phòng là tác nhân dễ gặp)
– Khuẩn từ ráy ở hồ khác sang
*Cách khắc phục: cắt các chỗ rữa 2 đốt lá, cho trả thôi, hoặc chuyển hồ ổn định ph cao hơn dùng Seachem Advence và vitaTM kết hợp Seachem Phosphorus.

5. Còn cập nhật…

Nguồn: Nguyễn Hoàng Long
Tags: RáyRáy bị rữa
Share251Tweet157Pin56

Bài viết liên quan

RÁY thủng lá

HIỆN TƯỢNG RÁY THỦNG LÁ – Nguyên nhân và cách khắc phục!

6 months ago

Đợt này thấy có nhiều ae bị về vđ này, mình xin đưa ra 1 số nguyên nhân chính và...

Cách nhân giống Ráy

1 year ago

Nhân giống ráy, tạo bụi. Có nhiều cách để giúp ráy thủy sinh (có thân dài nhưng ít ngọn) đâm...

Ráy Pinto

Tản mạn về ráy Pinto ( Đức vs Thái )

1 year ago

Ráy Pinto Hiện tại tại thị trường thủy sinh cả nước mình thấy có hai dòng ráy Pinto là từ...

Ráy nana petite bị vàng lá, lủng lỗ

Ráy nana petite bị vàng lá, lủng lỗ

2 years ago

Ráy nana petite bị vàng lá, lủng lỗ Cùng tìm hiểu các nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ráy...

Next Post
vật liệu lọc giảm pH

PH thủy sinh lý tưởng là bao nhiêu?

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In