Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result
Cây thủy sinh mất màu đỏ

Cây thủy sinh mất màu đỏ

Lý do khiến cây thủy sinh mất màu đỏ

Vì Sao Cây Thủy Sinh Của Bạn Bị Mất Màu Đỏ?

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Một vấn đề các bạn mới chơi hay gặp phải là khi mua cây màu đỏ ở tiệm hay trại hoặc từ hồ khác mang về trồng thì cây bị mất màu, thường là chuyển thành màu xanh. Vậy lý do và cách khắc phục là gì:

Nội dung

  • Ánh sáng không phù hợp
    • Tham khảo thêm
    • Cây Cỏ Nhật, đẹp ấn tượng cho bể thủy sinh
    • 1 bể thủy sinh cần có những gì?
  • Lượng CO2 và O2 trong hồ không thích hợp
  • Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng
  • Nhiệt độ hồ thủy sinh quá nóng
  • Lời khuyên

Ánh sáng không phù hợp

Có thể nói đây là lý do thông dụng nhất. Theo nghiên cứu, các cây thủy sinh màu đỏ cần ánh sáng cực mạnh. Khi đem trồng trong hồ thủy sinh trong nhà, lượng ánh sáng không đủ khiến cây mất màu đỏ.

Tham khảo thêm

Cây Cỏ Nhật, đẹp ấn tượng cho bể thủy sinh

Cây Cỏ Nhật, đẹp ấn tượng cho bể thủy sinh

1 bể thủy sinh cần có những gì?

1 bể thủy sinh cần có những gì?

Bên cạnh đó, một lý do nữa là bật đèn hồ thủy sinh không đúng cách. Đúng ở đây có nghĩa là:

– Thứ nhất, bật đèn không đúng giờ sinh lý quang hợp cũ của cây. Ví dụ như ở hồ cũ, cây thủy sinh quang hợp tự nhiên từ sáng tới chiều. Khi mang cây về hồ mới, chủ nhân bật đèn từ chiều đến tối. Lúc này cây chưa thích nghi kịp nên bị yếu và mất màu.

– Thứ hai, bật đèn nhưng chưa đủ số giờ cần thiết. Hoặc một số thiết kế hồ thủy sinh đẹp nhưng lắp đèn không đúng công suất. Điều này khiến môi trường sống của cây bị thay đổi dẫn đến biến dạng hình thái.

Lượng CO2 và O2 trong hồ không thích hợp

Theo nghiên cứu, các cây thủy sinh màu đỏ cần lượng CO2 nhiều và ổn định để luôn căng đẹp. Vậy nên, nếu lượng CO2 thấp sẽ khiến cây mất màu đỏ nhanh chóng. Thậm chí chúng sẽ ngừng phát triển, bị rêu hại tấn công và chết dần.

Ngoài ra, lượng O2 trong hồ thấp và không đảm bảo cũng khiến cây bị mất màu đỏ. Do vậy khi trồng những cây này thì các bạn nên tìm hiểu trước. Hoặc cẩn thận hơn là nhờ những người có kinh nghiệm set up hồ giúp mình nhé!

Tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng

Khi đề cập đến vấn đề này, đa phần chúng ta liền nghĩ đến việc hồ thủy sinh cá cảnh bị thiếu hay dư chất nào đó. Thực ra, không hẳn là vậy đâu! Mất cân bằng dinh dưỡng xảy ra khi cây không hấp thụ được một số chất dinh dưỡng. Ví dụ như: N, P, K, Mg,… Hoặc nếu không hấp thụ được các chất vi lượng như: Fe, Mn, Cu, Zn… Chắc chắn hiện tượng cây thủy sinh mất màu đỏ diễn ra nhanh hơn.

Thực tế, sau một thời gian vận hành hồ thủy sinh sẽ gặp vô số vấn đề. Điển hình như nền cạn dinh dưỡng, nền hồ trơ, hồ bị nhiễm độc hữu cơ… Nếu không kịp thời khắc phục sẽ khiến cây thủy sinh dễ nhiễm bệnh và chết dần.

Nhiệt độ hồ thủy sinh quá nóng

Nói thật thì lý do này không thông dụng lắm! Đa phần các hồ thủy sinh đẹp của Việt Nam đều được trang bị quạt hoặc Chiller làm mát nước. Có điều một số hồ vẫn gặp tình trạng nước quá nóng dẫn đến cây mất màu đỏ. Mặt khác, nếu nhiệt độ cao trên 30 độ thì lượng O2 trong hồ thấp, dễ xuất hiện rêu hại.

Cây thủy sinh mất màu

Lời khuyên

Các loại rong rêu màu xanh dễ trồng hơn các loại cây thủy sinh màu đỏ. Do vậy nếu là người mới bắt đầu chơi thì nên thử làm quen với các cây màu xanh trước.

Trong thời gian đầu mới trồng, việc sai sót là khó tránh khỏi. Các bạn nên tập làm quen dần với cách bật đèn, kiểm tra nhiệt độ… Và quan tâm thêm về vấn đề dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt nhất. Tuyệt đối đừng áp dụng kiến thức một cách cứng nhắc. Hãy căn cứ vào tình hình thực tế của hồ để xử lý nhé!

Tags: Cây thủy sinhMất màu
Share250Tweet156Pin56

Bài viết liên quan

Cây Cỏ Nhật, đẹp ấn tượng cho bể thủy sinh

Cây Cỏ Nhật, đẹp ấn tượng cho bể thủy sinh

Cây Cỏ Nhật là một loại cây dễ trồng rất được ưa chuộng trong giới thuỷ sinh hiện nay, hãy...

1 bể thủy sinh cần có những gì?

1 bể thủy sinh cần có những gì?

Bài viết chia sẻ về một trong những vấn đề cho người chuẩn bị setup bể thủy sinh, những thiết...

Next Post

Hoàn nguyên Purigen an toàn nhất

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In