Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result
vật liệu lọc giảm pH

vật liệu lọc giảm pH

PH thủy sinh lý tưởng là bao nhiêu?

PH Thủy sinh lý tưởng mà bạn cần điều chỉnh.

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

  • PH thủy sinh như thế nào là phù hợp?
    • 1. Độ pH thủy sinh là gì?
    • Tham khảo thêm
    • Vật liệu lọc giảm pH cho bể thủy sinh tốt nhất
    • Cây thủy sinh không thở
    • 2. Vậy nếu hồ thủy sinh không chú trọng về cá tép hay những loại cây thủy sinh đặc biệt thì nên để mức nào là tốt nhất?
    • CÁC BẠN NÊN ĐỂ ĐỘ PH hồ thủy sinh Ở MỨC 6-6.5.
    • 3. Đo PH bằng cách nào?
    • 4. Tăng giảm PH thủy sinh như nào?

PH thủy sinh như thế nào là phù hợp?

Câu hỏi trên mình rất hay nhận được từ các bạn mới chơi và cả đã có kinh nghiệm. Xin tranh thủ viết sơ về vấn đề này.

1. Độ pH thủy sinh là gì?

pH là chỉ số đo độ hoạt động của các ion (H+) trong dung dịch và vì vậy là độ axít hay bazơ của nó. Nói đơn giản nhất nước có độ pH = 7 là trung tính. Nước có giá trị pH nhỏ hơn 7 được coi là có tính axít, trong khi các giá trị pH lớn hơn 7 được coi là có tính kiềm.

Tham khảo thêm

vật liệu lọc giảm pH

Vật liệu lọc giảm pH cho bể thủy sinh tốt nhất

cay-thuy-sinh-khong-tho-3

Cây thủy sinh không thở

Được phát triển từ quá trình ion hóa của nước. Ngược lại, quá trình quang hợp của thực vật hấp thu CO2 làm pH tăng dần, khi CO2 tự do hòa tan trong nước bị hấp thụ hoàn toàn thì pH tăng lên 8,34. Do thực vật quang hợp hấp thụ CO2 nhanh hơn lượng CO2 tạo ra từ quá trình hô hấp của thủy sinh vật nên thực vật phải lấy CO2 từ sự chuyển hóa HCO3 và sinh ra nhiều carbonate làm tăng pH của nước lên trên 8,34. Do quá trình quang hợp diễn ra theo chu kỳ ngày đêm nên dẫn đến sự biến động pH theo ngày đêm. Ban ngày có ánh sáng, thực vật quang hợp làm pH của nước tăng dần, pH đạt đến mức cao nhất vào lúc 14:00-16:00 giờ vì lúc này cường độ ánh sáng cao nhất. Ban đêm chỉ có quá trình hô hấp xảy ra làm tăng hàm lượng CO2 làm pH giảm, pH giảm đến mức thấp nhất vào lúc binh minh (6:00 giờ). Biên độ biến động pH theo ngày đêm phụ thuộc vào mức độ dinh dưỡng của ôi trường nườc vì dinh dưỡng quyết định đến mật độ của thực vật.

Nhiều loại cá, tép chỉ thích nghi và sinh sống ở những độ pH nhất định. Tương tự như vậy, nhiều cây thủy sinh cũng sinh trưởng tốt trong độ PH nào đó. Không có 1 độ pH nào là hoàn hảo cho 1 hồ thủy sinh, vì bất cứ hồ thủy sinh nào cũng là 1 hệ sinh thái bao gồm nhiều loại động, thực vật. Tuy nhiên, PH thủy sinh phù hợp là từ 5-8. Dưới pH5 thì nhiều cây bị rữa lá, cá tép chết, còn trên 8 thì chỉ phù hợp cho 1 số cá tép đặc biệt như tép sula, cá ali…

Ph Bể cá
Ph Bể cá

2. Vậy nếu hồ thủy sinh không chú trọng về cá tép hay những loại cây thủy sinh đặc biệt thì nên để mức nào là tốt nhất?

Đây là câu hỏi đáng giá triệu đô, và mình sẽ cố giải thích 1 cách đơn giản và dễ chấp nhận nhất như sau:
pH liên quan trực tiếp đến 2 yếu tố khác trong 1 hồ thủy sinh, đó là VI SINH và DINH DƯỠNG.

2.1. Mối liên hệ giữa pH và hệ vi sinh:

– Những hồ có pH cao từ 7 trở lên thì hệ vi sinh phát triển cực mạnh, và nước sẽ rất trong. Nếu các bạn để ý thì những hồ có san hô, sỏi 3 màu, vỏ ốc lẫn trong sỏi trải nền, hồ có nhiều đá như đá tai mèo.. thì nước sẽ rất trong. Đây là dấu hiệu của hệ vi sinh phát triển mạnh mẽ. Cả những hồ nước biển cũng vậy, nước trong hơn nước của đa số hồ thủy sinh nhiều.

– Những hồ có pH từ 6 trở xuống thì hệ vi sinh phát triển yếu hơn, 1 số chủng loại vi sinh có lợi không thể sinh sôi và phát triển được. Vì vậy hồ có pH thấp thường dễ bị vấn đề về hệ vi sinh và dễ bùng phát rêu hại hơn.

2.2. Mối liên hệ giữa pH hồ thủy sinh và dinh dưỡng:

PH Thủy Sinh

– Hồ có pH từ 7 trở lên thì những chất đa lượng sẽ dễ hấp thụ hơn (N P K, Ca Mg, S), nhưng từ 7.5 trở lên thì vi lượng như sắt, Mn, B… sẽ khó tồn tại trong nước, đây là lý do hồ pH cao thường bị hiện tượng cây mất màu từ ngọn (thiếu Fe)

– Hồ có pH từ 6 trở xuống thì lượng vi lượng sẽ cực mạnh, điển hình là sắt, Mangan, Boron và Đồng, nhưng đa lượng NPK CA Mg sẽ rất yếu và khó được cây hấp thụ. Đây cũng là lý do vì sao những hồ pH thấp thường bị rêu hại liên quan trực tiếp đến vi lượng như Rêu Chùm Đen ( kết hợp thêm hệ vi sinh yếu khi pH thấp nữa), thêm vào đó hồ có pH thấp thường hay bị hiện tượng lá già của cây bị vàng (thiếu N) hoặc lũng lổ (thiếu K), hoặc rất dễ bị rêu đốm xanh (P yếu).

– Về Nh3 / Nh4 (Amoniac và Amonium), cả 2 đều là thức ăn cho cây nhưng khác biệt là NH3 là chất cực độc. Khi NH3 ở môi trường có hệ PH từ 7 trở lên thì nó sẽ là chất độc, nhưng ở ph dưới 7 thì nó sẽ tồn tại ở dạng Nh4 (không còn độc)

– Những hồ có pH cao hơn 7.5 thì Co2 sẽ rất khó hòa tan

– 1 số loại cây (như họ tonina)thì không thể sống ở ph trên 7, và đa số các loại cây thủy sinh có thể sống tốt ở ph từ 5-7

Từ 2 mối liên hệ trên chúng ta suy ra rằng: nếu để ở ph dưới 7, nhưng không quá thấp dưới 6 thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết, đa số các cây thủy sinh sống tốt, vi sinh không quá yếu, vi lượng không quá mạnh, Nh3 không độc, NPK không quá thiếu, Co2 dễ hoạt động.

CÁC BẠN NÊN ĐỂ ĐỘ PH hồ thủy sinh Ở MỨC 6-6.5.

Đây là mức lý tưởng cho các hồ trồng cây, rêu, bucep, dương xỉ…chứ không phải là mức hoàn hảo cho toàn bộ các hồ thủy sinh, các bạn đừng nhầm lẫn nhé (Dàn hồ của mình luôn ổn định ở mức ph 5.5-6)

3. Đo PH bằng cách nào?

3.1. Dung dịch pH test :

Dung dịch pH test được bán rộng rãi trên các tiệm cá cảnh. Các bạn chỉ cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụngvới liều lượng và thời gian cách quản hợp lý để tránh trường hợp cá bị sock PH. Thông thường nhỏ 3 giọt vào hồ, sau đó kiểm tra PH, sau 15 phút mới nhỏ tiếp => Nhưng với loại này độ chính xác thường không cao và dung dịch pH test luôn có thời hạn nhất định, vì thế nế xài quá lâu thì nên bỏ đi và mua lọ mới để việc kiểm tra pH trong hồ cá được chuẩn xác hơn.

3.2. Máy đo pH:

Bút đo pH trong hồ cá thì được dùng chuyên nghiệp hơn, cho kết quả nhanh với độ chính xác cao, độ bền lâu.
bút đo PH
bút đo PH

4. Tăng giảm PH thủy sinh như nào?

4.1. Cách giảm độ PH thủy sinh

Đầu tiên, và quan trọng nhất là phải LOẠI BỎ NHỮNG TÁC NHÂN gây tăng pH trong hồ trước. Nếu bạn cứ tìm cách giảm pH mà quên rằng 1 số thứ trong hồ có thể làm tăng pH lại thì mọi việc đều tốn công vô ích. Nhiều người đã thử nghiệm rất nhiều lần bằng nhiều cách, trong đó có cách dùng acid cực mạnh để giảm pH, nhưng chỉ sau vài giờ cho đến một ngày thì độ pH lại tăng cao như lúc đầu.

Những thứ có thể làm độ pH của bạn tăng cao:

  • San hô (tan Canxi, Mg và HCO3, luôn làm tăng pH và làm cứng nước – tăng gH)
  • Sỏi 3 màu có lẫn vỏ ốc nhỏ: giống san hô
  • Cát muối tiêu (nó chính là san hô, vỏ ốc xay nhuyễn)
  • 1 số loại đá màu trắng như đá tai mèo, đá kẹp kem…

Các bạn nên lấy hết những thứ trên ra khỏi hồ thủy sinh của mình nếu có ý định giảm pH như mong muốn.

Sau khi đã loại bỏ được những chất làm tăng pH trong hồ, các bạn có thể dùng 1 trong những cách sau để hạ pH theo ý muốn:

  • Cung cấp CO2 dạng khí nén, cách này vừa dễ vừa có lợi cho cây thủy sinh và cả sự cân bằng trong hồ. Bạn chỉ cần dùng khí CO2 làm giảm độ pH từ 0.7 đến 1 độ pH là an toàn và đã đảm bảo đầy đủ khí CO2 cho cây. Cách làm là đo độ pH của hồ trước khi có khí CO2 rồi ghi lại kết quả làm mốc, sau đó bắt đầu cho CO2 vào hồ và cứ 30 phút đo lại pH 1 lần, khi nào nó thấp hơn mức khi chưa có CO2 khoảng 1 độ là OK.
  • Dùng một số acid an toàn như: Ascorbic acid (vitamin C), Acid nitric (HNO3), Acid Citric, hoặc Acid Phốt pho ríc (H3PO4 – chuyên hạ pH cho hồ cá dĩa)…Cách làm là lấy vài mililit acid trên, pha loãng vào ca nước rồi cho vào hồ, sau 5 – 10 phút thì đo lại pH hồ bằng bút đo pH xem giảm được bao nhiêu độ pH sau đó tự canh chỉnh cho từng hồ (Ví dụ: Hồ 300 lít cần dùng đến khoảng 10ml HNO3 để hạ 1 độ pH). Lưu ý là 1 số acid trên tuy nhẹ nhưng vẫn phải cẩn thận khi dùng, không hít, chạm vào, và nên cất chổ nào an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em…
  • Các bạn có thể mua peat moss (rêu bùn) cho vào lọc, nhớ ngâm nước hoặc luộc sơ qua cho hết màu, nhưng cách này có tác dụng chậm. Một số vật liệu học có peat moss này cũng có tác dụng tương tự.
  • Sử dụng vật liệu lọc Neo Media SOFT. Đây là loại vật liệu lọc cao cấp và có tính acid nhẹ nên có thể làm giảm độ pH trong hồ.

4.2. Cách tăng độ pH hồ thủy sinh

Lưu ý là KHÔNG NÊN DÙNG SAN HÔ để tăng pH hồ thủy sinh, vì san hô ngoài việc tan HCO3 làm tăng KH, pH, nó còn tan luôn Ca và Mg làm tăng luôn độ cứng (GH) của nước, làm TDS tăng lên rất cao và khó kiểm soát.

  • Cách an toàn hơn để tăng pH mà không ảnh hưởng đến độ cứng nước là dùng bột baking soda (NaHCO3) có thể mua dễ dàng ở tiệm thuốc tây, giá cũng khá rẻ chỉ vài chục ngàn dùng được rất lâu. Công thức là bạn dùng 8 – 9 gram baking soda này pha loãng ra vào 1 ly nước rồi đổ thẳng vào hồ, có thể tăng 1 độ pH cho hồ 100 lít nước (và tăng thêm 25 – 50 TDS)
  • Sục khí Oxy có tác dụng loại trừ CO2 trong nước và làm tăng pH nhẹ.
  • Có thể dùng một số hóa chất mang tính kiềm để tăng pH nhưng tốt nhất là dùng baking soda như trên cho an toàn và dễ dàng.
  • Sử dụng vật liệu lọc Neo Media HARD. Đây là loại vật liệu lọc cao cấp và có tính kiềm nhẹ nên có thể làm tăng độ pH trong hồ.

KẾT LUẬN: Nếu hồ thủy sinh của bạn đang ổn định thì không nên quá lo về pH. Nên tăng giảm pH một cách từ từ, tránh thay đổi quá nhanh gây shock cho động thực vật thủy sinh.

Tags: Giảm PHPHPH Thủy SinhTăng PH
Share242Tweet152Pin55

Bài viết liên quan

vật liệu lọc giảm pH

Vật liệu lọc giảm pH cho bể thủy sinh tốt nhất

Vật liệu lọc giảm pH là một trong những dòng vật liệu lọc được rất nhiều người quan tâm và sử...

cay-thuy-sinh-khong-tho-3

Cây thủy sinh không thở

Cây thủy sinh không thở có thể vì một vài lý do sau: Ánh sáng: mình đề cập đầu tiên vì...

Next Post
chọn lọc thùng cho bể 90 45

Chọn lọc thùng cho bể 90cm phù hợp nhất

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In