Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gì

Hiểu rõ về siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng trong thủy sinh

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Vào năm 1960, các nhà khoa học đã biết rõ vai trò của ba chất dinh dưỡng đa lượng gồm đạm, lân và kali đối với cây trồng. 

Đến năm 2010, cùng với bước phát triển của tiến bộ KHKT, tầm quan trọng của các chất trung lượng và các chất vi lượng cũng được phát hiện và sử dụng cho cây trồng.

Cho đến gần đây, vai trò các nguyên tố siêu vi lượng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng dần dần được các nhà khoa học nông nghiệp làm “sáng tỏ”.

  • Dinh dưỡng Đa Lượng hay là Dinh dưỡng Chính gồm những chất mà cây trồng cần để phát triển, nhóm này gồm có 3 thành phần chính là: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).
  • Dinh dưỡng Trung Lượng là nhóm mà thực vật cần một lượng vừa phải. Nhóm này gồm: Calci (ca), Ma nhê (Mg) và Lưu Huỳnh (S).
  • Dinh dưỡng Vi Lượng là những chất mà cây cần một lượng nhỏ. Nhóm này gồm: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Măng Gan (Mn), Bor (B)
  • Dinh dưỡng siêu vi lượng là những chất mà cây cần một lượng siêu nhỏ. Nhóm này gồm:  Mo, Ni, Se…

Trong môi trường nước thủy sinh thì đa số vấn đề đều liên quan trực tiếp đến dinh dưỡng. Nếu nắm vững hoặc đơn giản là biết ít nhiều về những thông số này kết hợp với kinh nghiệm và sự đam mê thì người chơi sẽ dễ dàng đạt được kết quả mong muốn.

Nội dung

  • 1. Các chất đa lượng quan trọng (Macro Elements)
  • Tham khảo thêm
  • Cây thủy sinh không thở
  • 2. Các chất trung lượng quan trọng
  • 3. Các chất vi lượng quan trọng (Micro Elements)
  • 4. Các chất siêu vi lượng quan trọng

1. Các chất đa lượng quan trọng (Macro Elements)

Cây thủy sinh thường đòi hỏi và sử dụng 1 lượng lớn những chất này, và chúng cũng chịu đựng được nồng độ những chất này cao hơn mà không bị ngộ độc:

Tham khảo thêm

cay-thuy-sinh-khong-tho-3

Cây thủy sinh không thở

Carbon (C):

  • đây là chất đa lượng quan trọng nhất và được cây thủy sinh sử dụng nhiều nhất. Thân và lá cây được tạo nên bởi gần 50% từ Carbon. Nói 1 cách chính xác nhất thì đây là nguồn sống của cây và đa số những vấn đề người chơi hay gặp phải đều là thiếu Carbon. Khi lượng carbon trong hồ không đủ hoặc quá thấp, cây thủy sinh sẽ phản ứng tiêu cực ngay, chúng bắt đầu ngừng quang hợp, ngừng phát triển , lá teo dần, mất màu, stress, rụng rữa lá dần, và đặc biệt là rất dễ bị rêu hại tấn công. Toàn bộ những triệu chứng trên đều rất giống với việc cây bị thiếu những chất đa vi lượng khác.

Oxygen và Hydrogen:

  • luôn có sẵn trong hồ và nước (H2O). Oxygen là 1 đa lượng quan trọng không kém Carbon vì nó chiếm hơn 40% trong thân và lá cây. Oxygen không quá đáng để lưu tâm vì nó có sẵn, nhưng thỉnh thoảng không đủ nên cá tép bị ngộp, hệ vi sinh bị yếu và gây mất cân bằng cho cả hệ thống. Để giải quyết điều này, chúng ta chỉ việc làm mặt nước hồ động thì lượng O2 sẽ được hòa tan từ không khí vào mặt nước (có thể là sục khí, hoặc chạy lọc váng, dùng quạt). Nhưng cũng nên lưu ý điều mình vưà đề cập ở trên, đừng để mặt hồ quá động nước vì có thể làm thất thoát Carbon quá nhanh. Vậy nghệ thuật, bí quyết các bạn cần tìm ra là 1 độ động mặt nước chấp nhận được, vưà làm mát nước, vừa đủ O2 nhưng không làm Co2 bay hơi quá nhanh.

Nitrogen hay còn gọi là Ni tơ (N):

  • đa lượng quan trọng và được cây thủy sinh hấp thụ 1 lượng lớn chỉ sau Carbon và Oxygen. N trong hồ thủy sinh thường tồn tại ở dạng NH3 / NH4, NO2, và NO3 và cả 3 dạng này đều là thức ăn cho cây. NH3 là chất độc có thể giết cá tép và nó xuất hiện trong hồ có pH từ 7 trở lên, chỉ cần 1 lượng rất nhỏ NH3 0.5 mg/L là có thể giết đa số các loại cá tép, nhưng ở hồ có pH dưới 7 thì NH3 trở thành NH4 và chất này an toàn hơn nhiều. Thường 1 hồ mới set thì lượng NH3/NH4 rất cao, cần chạy lọc để được “cycle” – 1 chủng vi sinh có tên gọi là Nitrosomonas sẽ chuyển đổi NH3/NH4 thành NO2 (vẫn cực độc vơí cá tép), và từ NO2 cuối cùng sẽ thành NO3 (1 chất an toàn). Mình đã từng gặp nhiều hồ có mức NO3 trên 50 mg/L và đa số cây cối cá tép rất khỏe (tất nhiên trừ những loài quá yếu như tép ong hay cá Dĩa chẳng hạn). Trong hồ thủy sinh, mình hay để mức NH4 cỡ 0.1 mg/l, NO2 = 0 và NO3 thường từ 2 đến 15 mg/L tùy hồ và tùy loại cây trong hồ. Lý do là đa số cây thủy sinh rất thích NH4, chúng sẽ ăn NH4 trước rồi mới đến NO3, và nếu NO3 lên quá cao thì mình quan sát thấy 1 số cây bị xoăn lá (như Đại Hồng Huyết hoặc Huyết Tâm Lan chẳng hạn). Còn nếu N quá thấp hoặc thiếu hụt thì lá già của cây bị vàng và rụng dần, 1 số trường hợp lá bị teo nhỏ rất xấu. Để đo được nồng độ NH3/NH4, NO2, NO3 các bạn có thể dùng bộ test của JBL, Sera hoặc nếu có điều kiện thì mang đi phòng lab test luôn. Thường hồ thủy sinh ít khi bị thiếu hụt NO3 trừ trường hợp dùng nền trơ, thay nước quá nhiều, cây quá nhiều, hoặc ánh sáng cao kết hợp CO2 nhiều. Nông dân trồng trọt thường bón thêm nhiều phân N khi trời nắng gắt để cây (trên cạn) quang hợp, không bị thiếu hụt N. Người chơi thủy sinh thường mua phân nước có N để châm thêm hoặc có thể dùng phân hóa học KNO3.

Phosphorus (P):

  • dinh dưỡng đa lượng quan trọng, dù rằng đa số cây thủy sinh cần 1 lượng nhỏ P trong nước và nền, nhưng nó vẫn luôn được coi là 1 đa lượng quan trọng. P tồn tại trong hồ thủy sinh ở dạng PO4 (Phosphate). Trong quá khứ, P và thường bị đổ oan, coi là tội đồ gây phát sinh rêu hại trong hồ thủy sinh. Nhưng thủy sinh hiện đại dần đã bác bỏ điều này và chứng mình rằng bản thân P không hề gây bùng phát rêu hại. Trái lại, người chơi có thể nâng P cao hơn rất nhiều, hơn mức cần thiết để diệt rêu đốm xanh trong hồ. Qua nhiều lần nghiên cứu thì mình nhận thấy rằng lượng P trong nước tồn tại ở dạng hữu cơ và vô cơ, tức là 1 lượng P sẽ không đo lường được bằng dụng cụ hay dung dịch thông dụng. Lượng PO4 an toàn và đủ cho đa số hồ thủy sinh nằm ở mức 0.1 đến 0.5 mg/L (ppm). Và lượng Po4 có thể diết rêu đốm xanh là từ 2 đến 10 mg/L. Tuy nhiên nếu đưa Po4 lên cao thì nó sẽ bắt hết sắt (Fe) trong nước, gây tình trạng lá non của cây thủy sinh bị mất màu hoặc bạc trắng ngọn. Trong hồ thủy sinh có nền mạnh, hoặc cho cá tép ăn thường xuyên thì ít khi thiếu hụt PO4. Thiếu PO4 làm lá già dễ rụng, sẫm màu rất xấu. Kiểm tra nồng độ PO4 bằng dung dịch API, Sera test và người chơi thường mua phân nước có PO4 hoặc dùng phân hóa học KH2PO4 để cung cấp. Không nên đưa PO4 lên quá cao để tránh tình trạng thiếu sắt như mình vừa đề cập.

Kali (Potassium):

  • đây là 1 đa lượng rất thú vị và gây nhiều tranh cãi. Ở Nhật và Châu Á, người chơi thường có thói quen châm rất nhiều Kali (1 tuần có thể châm đến 15 ppm Kali và giữ mức cao đến 30-40 ppm trong nước). Thói quen này có thể bị ảnh hưởng bởi công ty ADA Nhật vì họ khuyến cáo châm Kali hằng ngày cho hồ có nền Aquasoil của họ. Bên Châu Âu và Mỹ thì lại không quá coi trọng kali (ngoài phương pháp EI của Tom Barr). Thường thì triệu chứng thiếu kali ở cây thủy sinh là lũng lổ lá và rụng lá, hoặc lá cây nhìn yếu, nhợt nhạt. Mình chưa trải nghiệm việc dư kali ở hồ thủy sinh bao giờ, nhưng trên cạn thì nếu kali quá dư sẽ làm lá già nhanh hơn, kèm theo triệu chứng thiếu N và P. Theo kinh nghiệm bản thân mình thì mình chỉ cần giữ mức kali cỡ 2-10 ppm trong nước là quá đủ cho tất cả hồ thủy sinh, và khi đến mùa mưa hay thay đổi khí hậu thì có thể châm thêm kali để tăng đề kháng cho 1 số cây dễ bệnh như ráy chẳng hạn. Người chơi có thể mua dung dịch kiểm tra nồng độ kali của JBL – Đức, và có thể châm kali bằng nhiều nguồn phân nước và phân hóa học như KCL, hay K2SO4.

2. Các chất trung lượng quan trọng

Vôi (Calcium):

  • Calci chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật, thiếu Calci dẫn đến hiện tượng gãy những phần chóp hoặc chồi non. Triệu chứng thiếu Calci thường thấy qua hình dạng xiêu vẹo của tán lá với đầu lá cuốn lại, mép lá cuộn cong. Những đốm nâu hoặc đốm thâm cũng biểu hiện triệu chứng thiếu Calci. Ở cây cà chua, triệu chứng thiếu Ca làm cuống hoa hoặc cuống trái có màu nâu và nhũng, sau đó nơi này sẽ bị nấm tấn công.
  • Nguyên nhân của tình trạng này có thể là nước không được cung cấp đầy đủ cho việc vận chuyển Calci đến tất cả các bộ phận nhất là ở những phần chóp, ngọn của cây. Hiện tượng thiếu Calci thường xảy ra dưới những điều kiện đất rất acid, thường đó là những nơi thừa Mg, Al. Tất cả các dạng đá vôi thường chứa lượng Calci cao, Calci cũng hiện diện trong hầu hết các loại mùn hữu cơ đã ủ hoai mục.

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gìMa nhê (Magnesium):

  • Trong thành phần cấu tạo diệp lục tố có một nguyên tử Mg. Nếu di chuyển hay ngăn chặn việc cung cấp Mg cho cây trồng thì những hợp chất như carotin hoặc xanthophyl được hình thành và những phần xanh của thực vật sẽ có màu cam hoặc vàng thay vì màu xanh.
  • Cây thiếu Mg thì lá thường có màu vàng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ gân chính của lá và lan dần. Những vệt màu cam sáng xuất hiện trên lá cũng có thể là biểu hiện của triệu chứng thiếu Mg, những lá bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu Mg thường là lá chưa trưởng thành.Trường hợp đặc biệt trên cây khoai tây là triệu chứng thiếu Mg xuất hiện giữa gân lá nhưng phần còn lại của lá vẫn xanh.
  • Mg được cung cấp bởi hóa chất vô cơ như magnesium sulphate hoặc dolomite là một dạng hoạt động chậm của magnesium limestone. Hầu hết các loại mùn hữu cơ, nhất là những mùn hữu cơ làm từ lá xanh và thân có màu xanh, chứa lượng magnesium đáng kể. Hiện tượng thiếu Mg thường xảy ra trong những đất rất acid hoặc nơi lượng lớn K được sử dụng nhất là sulphate kali.

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gìLưu huỳnh (Sulphur):

  • Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh tương tự như những lá đã phát triển có triệu chứng thiếu N, tình trạng thiếu lưu huỳnh xảy ra làm ngăn cản sự phát triển kích thước của lá hoặc mép lá cuộn tròn lại.
  • Tuy nhiên tình trạng thiếu lưu huỳnh hiếm khi xảy ra vì lượng lưu huỳnh chiếm nhiều ở thành phần muối sulphur hay sulphate trong phân bón hỗn hợp, trong nguyên liệu hữu cơ, trong không khí…

3. Các chất vi lượng quan trọng (Micro Elements)

Mặc dù thực vật cần các nguyên tố này với hàm lượng rất ít nhưng những nguyên tố này giúp cây phát triển mạnh mẽ. Chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật nhưng hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập những chất khác nhau trong thực vật.

Sắt (Fe):

  • Mặc dù sắt không có trong thành phần diệp lục tố, nhưng nó hỗ trợ cho quá trình thành lập diệp lục tố. Do đó tình trạng thiếu sắt thường dẫn đến hiện tượng lá vàng, tương tự như thiếu Mg hay N. Điểm khác nhau chủ yếu là Mg và N vận chuyển liên quan nhau và đáp ứng cho quá trình tăng trưởng và sinh trưởng, vì thế triệu chứng thiếu Mg và N xuất hiện chủ yếu ở những lá đã trưởng thành do Mg, N đã rút ra khỏi những lá này. Trong khi đó sắt là nguyên tố không di chuyển trong thực vật vì thế hiện tượng vàng lá sẽ xảy ra trước tiên ở cơ quan còn non.
  • Sắt có trong hầu hết các loại đất nhưng ở dạng không tan do sự hiện diện của đá vôi. Do đó tình trạng thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở thực vật trồng trên vùng đất quá vôi hoặc đất quá kiềm. Phương pháp khắc phục tình trạng thiếu sắt là acid hóa đất bằng cách sử dụng sulphur, than bùn, sulphate aluminum, sulphate sắt. Ngoài ra sắt có khuynh hướng biến thành dạng hợp chất không tan khi tiếp xúc với các chất hóa học khác do đó phương pháp hiệu quả hơn là sử dụng sắt dạng chelate bón vào đất hoặc phun qua lá để cung cấp trực tiếp cho thực vật. Dạng chelate không kết hợp dễ dàng với những chất khác và có khả năng vận chuyển linh động trong thực vật.

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gìManganese (Măng gan):

  • Mn được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu Mn lá có thể xuất hiện những đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Fe, triệu chứng thiếu Mn thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mn thì Mn trở thành dạng không tan.
  • Thực hiện việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Fe sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng manganese sulphate là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mn thường xảy ra trên những đất quá acid do Mn trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mn.

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gìZinc (Kẽm):

  • Triệu chứng thiếu Zn làm xuất hiện những đốm vàng trên lá Có thể khắc phục triệu chứng thiếu Zn bằng cách bón zinc sulphate vào đất.

Siêu vi lượng, vi lượng, trung lượng, đa lượng là gìCopper (Đồng):

  • Thiếu đồng dẫn đến hiện tượng chết rễ non, đôi khi cháy bìa lá cùng với hiện tượng tạo nhiều mầm nhưng không mạnh, hiện tượng tiết nhựa, xì mủ cây cũng xảy ra.Tình trạng thiếu đồng được khắc phục bằng cách bón copper sulphat hoặc phun copper oxychloride.

Boron (Bo):

  • B là nguyên tố điều hòa N trong thực vật. Tình trạng thiếu B làm xuất hiện những phần thối nhũn và những hốc rỗng trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần ngọn. Tình trạng thiếu B ở cây bông cải làm rễ trống rỗng và có những khối u màu nâu đậm, sau đó cây không phát triển được nữa. Thiếu B cũng gây ra những khối u nhỏ trên da của cây thuộc họ cam chanh, nhất là ở cây chanh trong quả có những lỗ chứa đầy dịch nhựa, đôi khi đó là những đốm nâu gần hạt.
    B, cũng giống như K, rất dễ bị rửa trôi, vì thế đất có thể trải qua tình trạng thiếu B tạm thời sau thời gian mưa kéo dài, đặc biệt là đối với vùng đất trở nên khô một cách bất thường.
    Có thể khắc phục triệu chứng thiếu B bằng cách thêm sodium borate hoặc borax nhưng phải cẩn thận khi sử dụng vì mặc dù borax có thể là yếu tố điều hòa và hỗ trợ cho việc hấp thụ N, nó có thể trở thành thuốc diệt cỏ nếu tích tụ một lượng quá lớn.
    Đối với cây chanh cỡ trung bình không nên sử dụng quá 1 muỗng borax, lượng borax này nên được hòa tan với nước và tưới xuống đất vùng tán lá. Thực hiện cách này 12 tháng 1 lần.

4. Các chất siêu vi lượng quan trọng

Molybdenum (Mo):

  • Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1000m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây bông cải… Thiếu Mo lá bị xoắn và rụng cuống. Trong giai đoạn cây non, lá bông cải và bắp cải cuộn lại vào trong với những đốm nhỏ. Những cây dạng bụi thiếu Mo thường sẽ bị chết rễ non.
    Khi đất quá chua (độ acid cao) sẽ cản trở cây trồng hấp thu Mo gây nên tình trạng thiếu Mo, tình trạng thiếu Mo cũng xảy ra khi bón phân có hàm lượng N và P cao. Khắc phục tình trạng thiếu Mo bằng cách phun sodium molypdate với liều lượng 1 muỗng canh hòa tan với 4.5 lít nước.

Nikel (Ni):

  • Cũng như Mo, Ni là 1 siêu vi lượng quan trọng có tác dụng chuyển đổi NH3/NH4 thành thức ăn cho cây thủy sinh. Ni cũng được xem là kim loại nặng và chỉ cần lượng rất nhỏ như Mo (0.0000033 đến 0.0000099 mg/L). Nguồn cung cấp Ni thường từ NiSO4.

Những chất vừa là vi lượng quan trọng, vưà là kim loại nặng gây độc như Zn, B, Cu, Ni, Mo hầu như không thể đo lường được bằng những dụng cụ test thông thường, nên việc hạn chế cho vào hồ những thứ có thể tan ra chúng là cực kì cần thiết. Điển hình là đá nham thạch nâu với khả năng gây độc cực mạnh nếu dùng 1 lượng lớn để lót nền hay để trong hộp lọc, hoặc 1 số loại đất thịt, nền trộn từ nguồn không rõ ràng. Việc dùng phân bón cho cây cạn, thủy canh châm cho hồ thủy sinh cũng mang lại hậu quả, dù là không thấy sớm những triệu chứng, nhưng về lâu dài thì chắc chắn người chơi sẽ cảm nhận được những dấu hiệu ngộ độc của động thực vật thủy sinh.Lời khuyên chung cho các bạn mới chơi về vi lượng: nên dành sự quan tâm nhiều đến Fe vì nó quan trọng nhất và hay vị thiếu hụt, dư thừa nhất trong hồ thủy sinh. Những vi lượng còn lại không đáng quan tâm nếu bạn không dùng nền trơ, không nghiên cứu chuyên sâu. Và nên cẩn thận với những thứ có khả năng gây độc khi cho vào hồ

Tags: Dinh dưỡngĐa lượngSiêu vi lượngTrung lượngVi lượng
Share281Tweet176Pin63

Bài viết liên quan

cay-thuy-sinh-khong-tho-3

Cây thủy sinh không thở

Cây thủy sinh không thở có thể vì một vài lý do sau: Ánh sáng: mình đề cập đầu tiên vì...

Next Post
Rong La Hán Xanh

Rong La hán xanh

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In