1. Sử dụng vật liệu lọc từ một bể cá đã hoàn tất chu trình ni tơ.
Vì thời gian tạo chu trình ni tơ có thể mất 6 đến 8 tuần, nhiều người nuôi cá cảnh không ngừng tìm cách để rút ngắn quá trình. Một cách được nhiều người cho rằng có hiệu quả là đưa vi khuẩn từ bể cá đã được tạo chu trình ni tơ vào bể mới. Vì không phải chờ cho vi khuẩn bắt đầu phát triển tự nhiên, bể cá của bạn sẽ hoàn tất chu trình nhanh hơn. Một nguồn vi khuẩn rất tốt là bộ lọc bể cá; bạn chỉ cần đổi vật liệu lọc từ bể cá đã ổn định sang bể cá mới để tăng tốc chu trình Nitơ.
Cố gắng tìm vật liệu lọc từ bể cá có cùng kích thước và số lượng cá. Các bộ lọc không tương đồng (chẳng hạn như bạn sử dụng bộ lọc của bể cá chỉ có vài con cá cho bể cá có nhiều cá hơn) có thể sẽ khiến cho lượng amoniac tích tụ cao hơn lượng vi khuẩn có khả năng xử lý kịp thời.
2. Bổ sung sỏi từ bể cá đã hoàn tất chu trình ni tơ.
Cũng như vật liệu lọc có thể giúp bạn “cấy” vi khuẩn từ một bể cá đã ổn định sang bể cá mới, vật liệu nền (lớp sỏi dưới đáy bể) của bể cá đã qua chu trình ni tơ có thể tạo hiệu ứng tương tự. Bạn chỉ cần rải thêm một nắm sỏi lên trên lớp nền của bể cá mới.
3. Trồng cây trong bể cá.
Cây thủy sinh (trái với cây giả bằng nhựa) thường giúp tăng tốc chu trình ni tơ, nhất là khi lấy từ bể cá đã ổn định. Cây thủy sinh không chỉ mang lợi khuẩn (tương tự như vật liệu nền đề cập ở phần trên), mà còn trực tiếp hút amoniac trong quá trình sinh học gọi là sinh tổng hợp protein.
Các loài cây mọc nhanh (ví dụ như Vallisneria và Hygrophila) thường có khả năng hấp thụ nhiều amoniac nhất. Các loài cây trôi nổi trên mặt nước cũng có tác dụng tốt.
4. Cảnh giác với tình trạng ô nhiễm chéo.
Một nhược điểm của việc sử dụng khối lọc hoặc vật liệu nền để chuyển lợi khuẩn từ bể này sang bể khác là khả năng các sinh vật khác cũng vô tình được chuyển sang. Nhiều loài ký sinh trùng, động vật không xương sống và các vi sinh vật hỗn hợp có thể lây lan qua đường này, do đó bạn cần lưu ý trước về khả năng này và đừng bao giờ sử dụng các vật liệu từ bể cá đã nhiễm sinh vật gây hại.
Các loài dịch hại có thể truyền theo cách này gồm có ốc sên, rong gây hại và các loại ký sinh trùng như ich và nấm velvet.
5. Cho một lượng nhỏ muối vào bể cá nước ngọt.
Đối với bể cá nước ngọt, bạn có thể thêm vào một nhúm muối thật nhỏ để giúp cá khỏe mạnh khi độc tố ở mức cao nhất khi bắt đầu chu trình ni tơ. Điều này có tác dụng giảm độc tố của nitrit, một hóa chất trung gian trong chu trình nitrat hóa. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng tối đa khoảng 12 g muối cho 4 lít nước. Lượng muối nhiều hơn có thể gây stress nặng cho cá nước ngọt.
Đảm bảo dùng muối dành cho bể cá đạt tiêu chuẩn; muối ăn có công thức không thích hợp cho bể cá và có thể gây hại cho cá.
6. Bổ sung vi sinh cho bể thủy sinh
Vi Sinh MultiBio
Sử dụng loại vi sinh tăng tốc chu trình Nitơ hiệu quả nhất hiện nay. Các vi sinh vật trong vi sinh Multibio sẽ thúc đẩy việc tăng tốc chu trình Nitơ cực tốt. Hiệu quả đã được kiểm nghiệm bởi cộng đồng thủy sinh Việt