Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result
Tạo chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ – Phần 1

Tạo chu trình Nitơ & cách tăng tốc chu trình Nitơ

in Kinh nghiệm thủy sinh
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung

    • Tham khảo thêm
    • Tăng tốc chu trình nitơ
    • Tạo chu trình nitơ – Phần 2
  • Các cách tạo chu trình Nitơ & cách tăng tốc chu trình Nitơ
    • I. Tạo chu trình ni tơ trong bể “không có cá”
    • 1. Lắp đặt và chuẩn bị bể cá. 
    • 2. Rắc vào bể cá một ít thức ăn dạng mảnh. 
    • 3. Thử nồng độ amoniac sau vài ngày.
    • 4. Cố gắng duy trì mức amoniac khoảng 3 ppm.
    • 5.  Bắt đầu thử mức nitrit sau một tuần.
    • 6. Chờ cho mức nitrit đột ngột hạ xuống và mức nitrat tăng lên.
    • 7. Dần dần thả cá vào bể khi mức amoniac và nitrit đạt gần đến mức “không”. 

Tham khảo thêm

Tăng tốc chu trình nitơ

Tăng tốc chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ – Phần 2

Các cách tạo chu trình Nitơ & cách tăng tốc chu trình Nitơ

Bài viết Tạo Chu trình nitơ này sẽ nối bài viết Chu trình nitơ là gì. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.

I. Tạo chu trình ni tơ trong bể “không có cá”

Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 7

1. Lắp đặt và chuẩn bị bể cá. 

Với phương pháp này, chúng ta sẽ bắt đầu với bể cá đã được lắp đặt hoàn chỉnh như phương pháp trên, nhưng lần này không thả cá cho đến khi toàn bộ chu trình ni tơ đã hoàn tất. Thay vì thả cá, chúng ta sẽ cho chất thải vi sinh, đồng thời theo dõi mức nước và chờ cho chu trình hoàn tất.

Bạn phải thật kiên nhẫn, vì phương pháp này đòi hỏi bạn phải chờ cho các chất hữu cơ cho vào bể cá thối rữa và bắt đầu tạo chất thải độc. Tuy nhiên, đây là lựa chọn thường được xem là “nhân đạo” hơn vì không thả cá vào môi trường amoniac và nitrit như phương pháp trên

Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 8

2. Rắc vào bể cá một ít thức ăn dạng mảnh. 

Để bắt đầu chu trình ni tơ, bạn hãy thả vào bể cá một lượng thức ăn dạng mảnh như bạn vẫn thường cho cá ăn. Giờ thì bạn chỉ cần chờ đợi. Vài ngày sau, các mảnh thức ăn bắt đầu thối rữa và thải chất độc (bao gồm amoniac) vào nước.
Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 9

3. Thử nồng độ amoniac sau vài ngày.

 Sử dụng bộ thử (hoặc đem mẫu nước đến cửa hàng bán cá cảnh) để thử mức amoniac. Mức amoniac ít nhất phải đạt đến ba phần triệu (ppm). Nếu lượng amoniac trong nước chưa đạt, bạn cần cho thêm thức ăn cá và chờ cho thối rữa trước khi thử lại lần nữa.

 

Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 10

4. Cố gắng duy trì mức amoniac khoảng 3 ppm.

Tiếp tục đo mức amoniac 2 ngày một lần. Khi vi khuẩn có lợi bắt đầu phát triển trong bể cá, chúng sẽ bắt đầu tiêu thụ amoniac, giúp giảm nồng độ amoniac trong nước. Bạn hãy bù lại bằng cách cho thêm thức ăn cá mỗi khi mức amoniac hạ xuống mức dưới 3 ppm.

 

Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 11

5.  Bắt đầu thử mức nitrit sau một tuần.

Khi vi khuẩn bắt đầu tiêu thụ amoniac, chúng sẽ bắt đầu thải ra nitrit, một dạng hóa chất trung gian trong chu trình nitrat hóa (ít độc hơn amoniac, nhưng vẫn có hại cho cá). Bắt đầu thử mức nitrit sau một tuần; cũng như trên, bạn có thể dùng bộ thử hoặc đem mẫu nước đến cửa hàng cá cảnh để làm việc này.

Khi nitrit được phát hiện trong nước thì chu trình đã bắt đầu. Vào thời điểm này, bạn cần tiếp tục tăng lượng amoniac bằng với mức trước đó.

 

Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 12

6. Chờ cho mức nitrit đột ngột hạ xuống và mức nitrat tăng lên.

 Khi bạn nuôi vi khuẩn trong bể bằng amoniac, mức nitrit tiếp tục tăng cao. Tuy nhiên, dần dần vi khuẩn có lợi sẽ phát triển đến mức đủ để chuyển hóa nitrit thành nitrat, dạng hóa chất cuối cùng trong chu trình nitrat hóa (và không gây hại cho cá). Khi điều này xảy ra, bạn sẽ biết là chu trình đã sắp hoàn tất.
  • Bạn có thể nhận biết giai đoạn cuối cùng này trong chu trình bằng cách thử mức nitrit (trường hợp này bạn sẽ quan sát sự sụt giảm đột ngột của nitrit), mức nitrat (trường hợp này bạn cần tìm hiện tượng nitrat tăng vọt từ mức “không”), hoặc cả hai.
Tiêu đề ảnh Cycle a Fish Tank Step 13

7. Dần dần thả cá vào bể khi mức amoniac và nitrit đạt gần đến mức “không”. 

Sau sáu đến tám tuần, amoniac và nitrit sẽ giảm đến mức bạn không còn đo được, trong khi mức nitrat sẽ dừng lại. Thả cá vào thời điểm này là an toàn
  • Tuy nhiên, cũng như phương pháp trên đây, bạn cần thả cá dần dần. Mỗi lần không thả quá vài con cá và chờ ít nhất một hoặc hai tuần trước khi thả đợt cá tiếp theo.
  • Cân nhắc làm vệ sinh lớp nền trong hồ cá bằng ống siphon trước khi thả thêm cá vào bể, nhất là khi bạn phải cho nhiều thức ăn. Thức ăn hoặc chất hữu cơ thối rữa có thể trở thành quả bom hẹn giờ. Nếu các mẩu vụn hữu cơ kẹt bên dưới lớp sỏi, chất amoniac sẽ không xâm nhập vào nước, nhưng nếu bị xáo trộn, một lượng lớn amoniac có thể thoát ra khá nhanh.

Đọc thêm

  • Chu trình Nitơ là gì
  • Tạo chu trình Nitơ – Phần 2
  • Dự án kết nối thủy sinh Việt
Tags: cách tăng tốc chu trình Nitơcách tạo chu trình NitơChu trình NitơCycle bể
Share238Tweet149Pin54

Bài viết liên quan

Tăng tốc chu trình nitơ

Tăng tốc chu trình nitơ

Tăng tốc chu trình nitơ như nào? 1. Sử dụng vật liệu lọc từ một bể cá đã hoàn tất...

Tạo chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ – Phần 2

Các cách tạo chu trình Nitơ & cách tăng tốc chu trình Nitơ Bài viết Tạo Chu trình nitơ này...

Tạo chu trình nitơ

Chu trình nitơ

Chu trình nitơ là gì Chu trình nitơ - Nitrogen Cycle - Cycle bể hay còn gọi là chu trình...

Next Post
Tạo chu trình nitơ

Tạo chu trình nitơ - Phần 2

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In