Nên thay nước bể cá thường xuyên hay hạn chế thay?
Bài viết không đề cập tới vấn đề thủy sinh, chỉ tập trung vào chế độ thay nước
Thay nước bể cá rất đơn giản là để giảm chất độc của bể. Nhưng “chất độc” lại khác nhau giữa các giai đoạn của bể, độc tính của chúng nó khác nhau => nồng độ cho phép khác nhau => tần suất thay nước khác nhau.
- Giai đoạn đầu chạy bể Ammonia và NO2 tăng vùn vụt trong cả tháng trời. Nồng độ 2ppm là cá chết. Bể nuôi dày thì tốc độ tăng có thể lên đến 3-4ppm/ngày. Như vậy đỉnh điểm có ngày phải thay nước tới 2 lần, mỗi lần 80-100%.
- Giai đoạn bể đã ổn định. Ammonia và No2 được vi sinh chuyển hoá hoàn toàn thành NO3. Nồng độ NO3 300ppm thì cá bệnh nặng-tức là nó chỉ độc bằng 1/150 hai cái thứ trên kia. Tức là có thể thay nước bể cá với tần suất ít hơn 150 lần so với hồi đầu tiên – khoảng 5 tháng/lần – trong khi vẫn nguyên xi cái bể ấy, đàn cá ấy, lượng cho ăn/chất thải ấy.
Bình thường thì người ta chẳng để đến 300ppm mới thay. Người ta hay thay ở 50ppm, tức là tầm 3-4 tuần thay nước bể cá 1 lần. Đặc biệt với một số bể có tách phân tốt, lượng chất thải được tách ra khỏi bể không cho phân huỷ tiếp nên NO3 tăng rất chậm. 2-3 tháng mới tăng lên 50ppm => 2-3 tháng mới thay 1 lần. Nhiều khi lúc ấy thay nước lại để bù khoáng cho bể hơn là giảm NO3 nữa rồi (thay nước còn có rất nhiều các lợi ích phụ khác).
Đa phần anh em chơi không quan tâm xem mình thay nước bể cá vậy là thừa/thiếu thế nào. 3-4 tuần thay 1 lần liệu có đủ để giữ NO3 ở mức 50ppm-mức hoàn hảo? Như vậy là bác hiểu, 3 tuần thay nước 1 lần chưa chắc là đã biết chơi, mà 1 ngày phải thay nước đến 2 lần chưa chắc đã là không biết chơi. Nắm được thay nước để loại bỏ/bù đắp cái gì, nồng độ bao nhiêu là tốt cho cá như em đã phân tích, để có thể linh hoạt điều chỉnh việc thay nước sao cho ít nhất/nhàn nhất mà cá vẫn đảm bảo sống khoẻ, ấy mới là biết chơi bác ah
Trên đây mới là ví dụ cho cùng 1 cái bể ở hai giai đoạn khác nhau – mà đã không so sánh đc rồi.
Nữa là hai cái bể – lượng cá/cho ăn khác nhau, khả năng tách chất thải khác nhau – cả một đống thứ khác nhau khiến cho tốc độ tăng của NO3 có thể khác nhau => tần suất và lượng thay nước khác nhau.
Vì thế không thể mang tần suất thay nước mà “mình thấy bể mình ổn” ra để làm chuẩn cho các bể khác được đâu bác ạ
Trong quá trình sinh trưởng cá tiết ra hormon làm giảm cảm giác thèm ăn của cá khác => nuôi mật độ càng dày + càng ít thay nước thì nồng độ hormon này càng đậm. Sở dĩ bác chăn dĩn sẽ nhìn được vì khi bọn nó ăn ít đi thì sẽ dễ nhận ra chúng nó lớn chậm lại hơn (nhất là khi có một bể khác đối chứng). Còn bọn lớn thì bản chất chúng nó ăn nhiều thì tốc độ lớn cũng vẫn chậm, nên bác khó nhận ra hơn là đối với bọn bé. Trong khi ảnh hưởng là như nhau.
_________________
Sự thật thì ali quá khỏe việc thay nước ít nhiều ko ảnh hưởng lắm tới cá, nếu lọc và hệ thống đã ổn định. Theo e dấu hiệu nhận biết rõ rệt là nuôi ali dĩn . e đã từng nuôi 2 bể 1 bể thay thường xuyên vì toàn con e thích. 1 bể nhặt những con loại. 2 bể cho ăn như nhau nhưng 1 bể ko thay nước. Kết quả bể thay nước nó lớn vượt trội hơn hẳn luôn