Hiểu rõ Bệnh nấm mang ở cá cầu vồng
I.Nấm mang là bệnh như thế nào và tác nhân gây bệnh
– Bệnh nấm mang ở cá là do một số loài thuộc giống Branchiomyces, có cấu tạo dạng sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp. khi bể thả nuôi với mật độ cao sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
– Bệnh nấm mang qua hai con đường : Thông thường nhất là xâm nhập trực tiếp vào mang, hoặc bào tử nấm xâm nhập vào ruột, sau đó vào mạch máu rồi đến mang để gây bệnh.
– Bào tử sau khi đến mang phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh dọc theo các mạch máu của lá mang rồi tiến vào sâu bên trong tổ chức mang gây loét mang, đứt rời các sợi mang làm cá ngạt thở. Bệnh nấm mang phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bộ số cá nuôi nếu hồ nuôi bẩn,tỷ lệ chết có thể lên đến 7-80%.
II. Dấu hiệu và tác nhân gây bệnh nấm mang
– Với cá thể mới dính ( bị nhẹ ) : cá vẫn tranh ăn,nô đùa, tung tăng bơi như ko có gì xảy ra,nhưng sau một lúc là lại ra 1 góc bơi ngược dòng chảy ngay ( 70% là đang dính bệnh,30% con lại là các bố phê thuốc )
– Với các cụ giai đoạn cận kề cuối hoặc cuối : Cá lờ đờ, mệt mỏi, bỏ ăn, đứng tách đàn bơi là là mặt nước gần khu vực dòng chảy,phần mang ửng hồng
III.Nguyên nhân
Nước bể nuôi bẩn,do ăn quá nhiều mà lọc lại không tải được
Do thời tiết thay đổi,hoặc do chuyển mùa ( thường là vào thời gian giao mùa sẽ dính nhiều nhất )
IV.Cách trị bệnh
– Là bệnh nấm mang lây lan với tốc độ cực kì nhanh chóng, Nếu trong bể có 1 cháu bị, xác định là cả đàn đã có thể bị nhiễm cùng, chỉ là phát hay chưa phát triệu chứng ra. Nên e khuyên ae nếu bể xuất hiện dù chỉ 1 cá thể bị bệnh thì nên sát trùng bể nuôi ngay lập tức để phòng ngừa rùi ro
A.sát trùng bể cá
– Đánh thuốc tím ( thuốc sát trùng ) 1 thìa sữa chua trong vòng 30’ ( với bể trống không có nền cây cầu kì ( còn bể thủy sinh to đùng đẹp đẽ thì chỉ nên đánh muối + thay 6-70% bể nước trong 2 ngày đầu
B.Tiến hành điều trị cho cá
1, Chuẩn bị
– 1 đến 2 bể bệnh viện trong bể có : Sưởi + lọc vi sinh + sủi
– Muối biển hạt ( ko dùng muối iot nhé ae,cá không cần thêm iot để thông minh đâu
)

– tinidazol ( viên con nhộng màu vàng mua ở tiệm thuốc )
– Mycogynax hoặc megina ( thuốc chữa âm đạo cho phụ nữ,cũng mua ở tiệm thuốc )
– Tuyệt đối ko cho cá ăn nữa.
2, Tiến hành
– Tách cá ra bể riêng,anh em nào không có bể thì cứ theo lời Bác dạy,có thùng xốp dùng thùng xốp,có chậu dùng chậu,có xô dùng xô 

– đánh thuốc và muối theo tỉ lệ 1 viên / 50l nước,muối cứ 200gr/100l nước
– sau khoảng 1 ngày thì thay 50 % nước,bổ sung liều lượng như trên.Làm 3-5 lần, kiểm tra và theo dõi cá mỗi ngày
Lưu ý : đối với các cụ nặng quá rồi thì điều trị sẽ chỉ là 50/50,vậy nên nếu ae không có time chữa thì nên thả sông cho các cụ đi mát mẻ,vì cầu vồng mà nổi đầu lờ đờ thì 80% cụ sẽ đi chân lạnh toát sau 1-2 ngày
Lưu ý 2 : sau 1 ngày đánh thuốc phải thay ít nhất 50% nước bể ( hút đáy ) rồi xả nước mới chảy từ từ vào rồi mới đánh thêm thuốc.Đừng không thay mà đánh tiếp thuốc,sock thuốc là các cụ bơi ngửa ngay đó ae
Lưu ý 3 : không trộn chung mọi loại thuốc ( ngang chế thuốc độc đó ) ví dụ : bio 2 + 3 thì thôi các loại khác,mela pima cũng vậy,kháng sinh của người cũng thế
Trên đây là bài tổng hợp của e từ kinh nghiệm bản thân + các nguồn tìm hiểu trên mạng của các người chơi đi trước.Phần lớn là dùng thuốc của người,khá hiệu quả hơn các loại dành cho cá cảnh thông thường