Tép ong là loài tép đẹp với nhiều chủng loại có màu sắc vô cùng đa dạng và phong phú, tép ong thu hút được rất nhiều sự chú ý trong giới thuỷ sinh.
Sở dĩ chúng có cái tên gắn liền với loài ong cũng bởi trên mình của những chú tép này có những khoang màu tựa những chú ong. Được chia làm rất nhiều loại nên việc chọn nuôi một loại tép ong nhất định khiến người chơi thuỷ sinh rất đắn đo và phân vân:
Wine red , Blue Bolt , Kingkong, Tép PRL, Tép Ong Đỏ, Tép Pure Red Line, Tép PBL, Tép Ong Đen, Tép Pure Black Line,…
Bảng gia phả dòng tép ong:

Các loài tép Ong thông dụng nhất hiện nay:
1.Tép Wine red
Tép Wine Red là 1 trong những dòng chính của Taiwanbee, nhắc đến màu đỏ chỉ có thể là wine red mà thôi

Tép Wine Red với màu đỏ như rượu vang, đỏ từ trong ra ngoài tạo nên sự quyến rũ kỳ diệu của Wine Red
Tép Wine Red có rất nhiều phân hạng. Tép Wine Red 1 vạch, Tép Wine Red extream với kiểu hình full đỏ, ngoài ra còn có Tép Wine Red panda với khoang sọc đỏ và trắng, Tép Dark red với màu đỏ đen bầm, Và nhiều kiểu hình khác như Tép Wine Red 2 vạch, Tép Wine Red hinomaru, Tép Wine Red mosura, Tép Wine Red noentry,….
2.Tép Blue Bolt
Tép Blue Bolt là dòng tép đột biến, được lai tạo từ dòng tép Ong cổ điển. Tép Blue Bolt là 1 dòng Taiwanbee đặc trưng bởi màu xanh trắng, với màu xanh nhạt

Tép Blue Bolt là phân hạng cao hơn của tép Deep Blue
Có thể nuôi tép Blue Bolt chung với các loại Taiwanbee cơ bản như tép Wine Red, tép Kingkong, tép Panda… 3.Tép Panda
Tép Panda là dòng tép đột biến, được lai tạo từ dòng tép Ong cổ điển. Tép Panda là 1 dòng tép Taiwanbee cơ bản rất nhiều người biết đến. Nó chính là 1 phân hạng của tép Kingkong hạng 1s, 2s. Bởi vì có khoang trắng và đen trông giống như gấu trúc nên được đặt cho cái tên tép Panda (dễ thương cũng ngang gấu trúc)

Tép Panda có những nhánh khác như tép Shadow Panda, tép Deep Blue Panda, tép Kingkong 2s,….
Gọi tép Panda là tép Kingkong 1s là chuẩn xác, tép Panda cũng là nó luôn nhé.
4. Tép Kingkong
Tép Kingkong là dòng tép đột biến, được lai tạo từ dòng tép Ong cổ điển. Tép Kingkong là 1 trong 4 dòng cơ bản của dòng Taiwanbee, đặc trưng với màu đen tuyền như con khỉ king kong vậy

Tép Kingkong có vài biến thể như: Tép Panda, Tép Kingkong 1 vạch (như hình), Tép Kingkong 2 vạch, kingkong extream (đen toàn thân ko có vạch),…
5. Tép PRL, Tép Ong Đỏ, Tép Pure Red Line
Tép Prl là viết tắt của Pure Red Line hay còn gọi là tép Ong đỏ (Pure ở đây có nghĩa là thuần)

Tép Prl (tép Pure Red Line) chính là tép ong bình thường mà các bạn vẫn hay nuôi đó. Những chú tép ong được nuôi trong 1 hồ và không bổ sung nguồn gen khác chỉ nuôi 1 bầy đó, con lai với bố mẹ cứ thế gây đồng huyết và có chọn lọc lại những cá thể đẹp hơn, loại bỏ những cá thể xấu. Cho đến khi bầy tép ong đó thuần màu đỏ 100%, tép ong con đẻ ra phải là màu đỏ, không được ra màu đen và không được ra golden (1 dạng đột biến bạch tạng nhưng vỏ bể gây xấu)
Nói một cách ngắn gọn, một bầy tép đc gọi là Tép Prl (tép Pure Red Line) thì không đc đẻ ra golden và phải 100% là màu đỏ như vậy mới đc gọi là Tép Prl (tép Pure Red Line)
Để nuôi Tép Prl (tép Pure Red Line), các bạn không đc thả bất kỳ dòng tép nào khác vào sẽ gây mất thuần chủng cho đời con. Tép Prl (tép Pure Red Line) chỉ nuôi một mình nó thôi.
Ngoài việc chỉ nuôi một mình nó thì cũng nhắc các bạn một lần nữa, Tép Prl (tép Pure Red Line) là tép ong nên khi thả cùng với Taiwanbee như Tép Panda, Tép Wine Red, Tép Blue Bolt… hoặc dòng cao hơn thì sẽ gây hồi biến gen về lại tibee rất xấu
Các tiêu chí chọn Tép Prl (tép Pure Red Line) dựa vào màu đỏ, sứ trắng, độ dày của vỏ, chân full trắng, chân nhện, chân full đỏ, kiểu hình 1s 2s 3s,…. mà tạo nên giá cao hay thấp.
6.Tép PBL, Tép Ong Đen, Tép Pure Black Line
Tép PBL là viết tắt của Pure Black Line hay còn gọi là tép Ong đen (Pure ở đây có nghĩa là thuần)

Tép Pbl (Tép Pure Black Line) chính là tép ong bình thường mà các bạn vẫn hay nuôi đó. Những chú tép ong được nuôi trong 1 hồ và không bổ sung nguồn gen khác chỉ nuôi 1 bầy đó con lai với bố mẹ cứ thế gây đồng huyết và có chọn lọc lại những cá thể đẹp hơn, loại bỏ những cá thể xấu. Cho đến khi bầy tép đó thuần màu đen 100%, đẻ ra phải là màu đen ko được ra màu đen và ko được ra golden (1 dạng đột biến bạch tạng nhưng vỏ bể gây xấu)
Nói 1 cách ngắn gọn 1 bầy tép đc gọi là Tép Pbl (Tép Pure Black Line) thì ko đc đẻ ra golden và phải 100% là màu đen như vậy mới đc gọi là Tép Pbl (Tép Pure Black Line)
Để nuôi Tép Pbl (Tép Pure Black Line) các bạn không đc thả bất kỳ dòng tép nào khác vào sẽ gây mất thuần chủng cho đời con. Tép Pbl (Tép Pure Black Line) chỉ nuôi 1 mình nó thôi.
Ngoài việc chỉ nuôi 1 mình nó thì cũng nhắc các bạn 1 lần nữa Tép Pbl (Tép Pure Black Line) là ong nên khi thả cùng với Taiwanbee như Tép Panda, Tép Wine Red, Tép Blue Bolt… hoặc dòng cao hơn thì sẽ gây hồi biến về lại tibee rất xấu.
Các tiêu chí chọn Tép Pbl (Tép Pure Black Line) dựa vào màu đen, sứ trắng, độ dày của vỏ, chân full trắng, chân nhện, chân full đỏ, kiểu hình 1s 2s 3s,…. mà tạo nên giá cao hay thấp
Tép Ong Đỏ: Với những khoang đỏ và trắng đây là loài tép ong rất đẹp và phổ biến, giá thị trường hiện nay rơi vào 30-40k/1 con.
Tép Ong Vàng: loài tép này cũng có đường vân kẻ sọc giống như những con ong. Những đường kẻ sọc đậm và nhạt xen lẫn nhau, chạy vòng quanh thân tép, đặc biệt phía trên lưng của loài tép này ánh lên một lớp vàng kim trên lưng nhìn khá nình mắt. Loài tép cảnh này thoạt nhìn khó có thể nói chúng thuộc dòng tép ong bởi những đường vằn trên thân chúng không được rõ ràng, tuy nhiên chúng lại thuộc dòng họ tép ong đỏ đấy.
Tép Ong đen: đây là loài tép cảnh được lai tạo bởi Trung Quốc, tương tự như tép ong đỏ với những đường vằn khúc đen và khúc trắng, loài tép ong đen này có sức hút rất mạnh mẽ đối với những anh em chơi tép cảnh lâu năm và mới chơi.
Tép Ong Huế: Loài tép cảnh này có một đặc điểm rất dễ nhận biết đó là chúng có vạch trắng trên đầu. Loài tép Ong Huế này được tìm thấy ở khu vực miền trung của Việt Nam.
Tép Ong Yên Bái: gắn với cái tên nguồn gốc xuất xứ loài tép cảnh này được tìm thấy ở khu vực suối phía bắc của Việt Nam.
Các thông số hồ nuôi của các dòng tép Ong:
- Ph của nước: 6.0 tới 7.0
- TDS : 80-120
- GH: 4
- Kh: 0
- Khoáng: rất cần
- Nền nuôi: bạn có thể sử dụng nền Brightwell hoặc ADA Amazonia
Cách nuôi tép ong
Thay nước là một trong những bước quan trọng nhất trong quá trình nuôi tép. Nếu bạn có thể duy trì điều kiện nước tuyệt vời, các yếu tố còn lại trong quá trình nuôi tép sẽ trở nên khá đơn giản.
Mục đích của việc thay nước sẽ giúp bạn làm giảm lượng Nitrate có trong bể. Nếu Nitrate không được loại bỏ một cách kịp thời, nồng độ Nitrate trong nước sẽ tiếp tục tăng lên và sau 3 đến 4 tháng mức Nitrate có thể vượt đến mức cao nhất sẽ dẫn đến tép nhà bạn bị chết.
Để nuôi tép ong có hiệu quả phát triển tốt, bạn nên dùng nguồn nước sạch tinh khiết hoặc sử dụng nước RO. Độ pH lý tưởng khi sử dụng nước RO không nên vượt quá mức 7 pH.
Thức ăn cho tép ong
Tép ong là loại ăn tạp, chế độ ăn của chúng cũng không quá cầu kỳ. Chỉ cần bổ sung đủ các dưỡng chất thiết yếu có trong rau, bột dành riêng cho tép,..thì sẽ làm cho màu sắc ở phần vỏ tép nổi bật lên rất nhiều.
Tép ong là loại tép có kích thước nhỏ nên việc chọn thức ăn cho tép cũng phải lưu ý, không nên chọn kích cỡ thức ăn quá to. Khi cho tép ăn cần lưu ý lượng thức ăn, không lên cho ăn quá nhiều.
Chỉ lên cho tép ăn các loại thức ăn nhanh, hiệu quả trong vòng một tiếng đồng hồ. Tránh để dư thừa thức ăn, vì khi thức ăn bị dư thừa sẽ phân huỷ trong nước và làm ô nhiễm nguồn nước.
Phân biệt tép ong đực và cái
Để phân biệt giữa tép ong đực và tép ong cái, ta có thể phân biết như sau:
- Tép đực có màu nhạt hơn, bé hơn tép cái
- Tép cái có màu đẹp hơn, to hơn tép đực. Khi trưởng thành sẽ xuất hiện một vệt vàng trên lưng khác tép đực.
Hỏi đáp
Tép ong bị nhạt màu?
Hiện tượng tép ong bị nhạt màu, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn nước trong bể của bạn đang bị ô nhiễm, chất lượng nước bị xuống cấp. Bạn cần thay nước liên tục cho tép và thường xuyên vệ sinh bể tránh để tép bị nhạt màu và chết.
Mua tép ong ở đâu?
Muốn mua tép ong cũng không phải là khó, bạn có thể đến các cửa hàng tép cảnh trên toàn quốc là sẽ tìm mua được những em tép ong ưng ý về trang trí cho bể, hồ thuỷ sinh của mình.