Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
  • Login
Writy.
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn
No Result
View All Result
Writy.
No Result
View All Result
Cá thuỷ sinh bơi đàn đẹp nhất

Cá thuỷ sinh bơi đàn đẹp nhất

Cá thuỷ sinh bơi đàn đẹp nhất

in Thư viện
Share on FacebookShare on Twitter

Cá thuỷ sinh bơi đàn sẽ góp phần làm bể cá nhà bạn trở nên sinh động và bắt mắt. Chúng dễ dàng tạo cho bạn hiệu ứng chuyển động mượt mà. Chính vì thế, các loại cá cảnh có tập tính bơi theo đàn là lựa chọn của rất nhiều dân chơi cá cảnh. Bài viết sau đây xin liệt kê các loài cá cảnh bơi theo đàn đẹp và phổ biến nhất cho bạn đọc tham khảo.

Nội dung

  • I. Cá Neon (Neon Tetra)
    • Tham khảo thêm
    • Diếc anh đào – Cá thủy sinh siêu đỏ
    • Cá Ember Tetra
  • II. Sóc đầu đỏ
  • III. Cá tam giác
  • IV. Cá Trâm (Boraras)
  • V. Cá Chim cánh cụt (Hockey Stick Tetra)
  • VI. Cá Hồng Mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii)
  • VII. Congo tetra (Phenacogrammus interruptus)

I. Cá Neon (Neon Tetra)

Nhắc đến cá cảnh bơi theo đàn, chắc hẳn nhiều người chơi thủy sinh sẽ nghĩ ngay đến cá Neon bởi mức độ phổ biến của chúng. Những chú cá này mang cái tên như thế chứng tỏ chúng cũng biết cách tỏa sáng thu hút người đối diện rồi. Vẻ đẹp của chúng thật đặc biệt, bạn có thể nhìn ngắm cả đàn cá bơi lội không biết chán.

Tham khảo thêm

Diếc anh đào

Diếc anh đào – Cá thủy sinh siêu đỏ

Cá Ember Tetra

Cá Ember Tetra

Cá Neon có nhiều loại khác nhau với đa dạng màu sắc như: Neon Xanh, Neon Vua (neon đỏ), Neon Hoàng Đế, Neon Đen… Những chú cá neon này nếu đứng đơn lẻ thì khá nhỏ bé, con dài nhất cũng chỉ khoảng 2 – 3cm mà thôi, nhưng khi chúng tụ lại bơi thành từng đàn thì lại rất khổng lồ đấy nhé.

Tuổi thọ trung bình của loài cá Neon lên đến 10 năm, chỉ cần bạn chăm sóc tốt thì sợ gì Neon không ở lâu bên bạn. Cá neon nhỏ nên thường bị những chú cá lớn hơn “bắt nạt” vì thế hãy nhớ là những chú cá này bạn nên sử dụng thêm rong rêu, tiểu cảnh đá… để cá có chỗ trú ngụ và đặc biệt không nên nuôi chung với các loài cá dữ như cá Ali, cá Thần tiên các bạn nhé.

Để chăm sóc tốt cho đàn cá Neon, nhiệt độ của bể thủy sinh cần phải duy trì ở mức 20 – 26 độ C, độ cứng của nước khoảng 5 – 20 (dH) và độ pH thích hợp khoảng 5 – 7; thể tích bể nuôi khoảng 70 lít.

  • Cá neon vua (dải màu đỏ kéo dài từ đầu đến đuôi)
  • Cá neon Kim cương
  • Cá neon xanh (hay còn gọi là neon thường – dải màu đỏ chỉ ở nửa thân phía sau)
  • Cá neon đen
Neon Xanh - Neon tetra)
Neon Xanh – Neon tetra
Neon vua - Paracheirodon axelrodi
Neon vua – Paracheirodon axelrodi
Neon Kim Cương - Paracheirodon diamond head
Neon Kim Cương – Paracheirodon diamond head
Neon Đen – Black Neon Tetra
Neon Đen – Black Neon Tetra

II. Sóc đầu đỏ

Cá sóc đầu đỏ là loại cá bơi thành đàn trong bể thủy sinh thường xuyên được lựa chọn nhất. Chúng thực sự như những chú sóc nhỏ, vô cùng đáng yêu, sức sống lại tuyệt vời, khi thả vào bể thủy sinh, ít bị hao hụt. Hơn nữa, tập tính bơi theo đàn của chúng cũng đáng để bạn nuôi thử, với nhiều loại cá khác, khi môi trường nước ổn định, cá sẽ ít bơi theo đàn hơn, nhưng với cá sóc đầu đỏ, không có chuyện đó xảy ra.

Sóc đầu đỏ - Platinum Rummynose Tetras
Sóc đầu đỏ – Platinum Rummynose Tetras

III. Cá tam giác

Ngoại hình đặc biệt của cá tam giác khiến chúng được những người chơi thủy sinh tinh tế lựa chọn cho những bố cục thủy sinh riêng. Ngắm chúng ta có thể liên tưởng tới những cánh chim di cư đang bay về nơi xa xăm, hay những đàn có về nơi trú ngụ khi hoàng hôn đến.

Cá tam giác - Trigonostigma heteromorphai
Cá tam giác – Trigonostigma heteromorphai

IV. Cá Trâm (Boraras)

Cá trâm có kích thước khá nhỏ bé (chỉ khoảng 2cm), nếu nhìn thoáng qua bạn sẽ thấy chúng có màu đỏ nhưng thật ra nó được tạo hình thêm những điểm nhấn xung quanh nữa, chính điều này đã làm nên nét đẹp nhất định của loài cá cảnh bơi đàn này. Không những thế, loài cá này có khả năng chạy trốn cực tốt nếu như bạn nuôi chúng sống chung với loại cá lớn hay cá hung dữ, đảm bảo nó sẽ dành cả khoảng thời gian của mình để chạy trốn.

Cá trâm có thể ăn được mọi thứ nhưng vì kích thước nhỏ bé của mình nên những loại thức ăn có kích thước bé nhỏ tương xứng với bản thân của chúng được cho là thích hợp nhất.

Để chăm sóc tốt cho đàn cá Trâm, nhiệt độ của bể thủy sinh cần phải duy trì ở mức 23 – 26 độ C, độ cứng của nước khoảng 5 – 12 (dH) và độ pH thích hợp khoảng 6 – 7.5; thể tích bể nuôi khoảng 40 lít.

Cá Trâm - Boraras
Cá Trâm – Boraras

V. Cá Chim cánh cụt (Hockey Stick Tetra)

Tương tự như cá Tam giác, cá Chim cánh cụt cũng sở hữu một ngoại hình ấn tượng và cá tính. Cá chim cánh cụt có thân thon dài (tối đa 7cm), mặt lưng trắng xám, phần thân dưới đường bên xen kẽ vàng cam óng ánh. Cá có một sọc đen rộng bản đặc trưng chạy dài từ sau nắp mang đến tận chóp của thùy dưới vây đuôi. Việc thả chúng trong một bể thủy sinh có bố cục hợp lý sẽ tạo ra một cảnh quan khó quên đối với bất cứ người chơi thủy sinh nào.

Để chăm sóc tốt cho đàn cá Chim cánh cụt, nhiệt độ của bể thủy sinh cần phải duy trì ở mức 22 – 28 độ C, độ cứng của nước khoảng 5 – 20 (dH) và độ pH thích hợp khoảng 5,5 – 8,0; thể tích bể nuôi khoảng 80 lít.

Chim cánh cụt (Hockey Stick Tetra)
Chim cánh cụt (Hockey Stick Tetra)

VI. Cá Hồng Mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii)

Cá tên lửa – bạn sẽ còn được biết đến chúng với cái tên cá Hồng Mi Ấn Độ. Đây được xem là một loại cá thủy sinh bơi đàn đắt tiền. Đúng như tên gọi, đây là một loài cá bơi theo bầy đàn. Với tốc độ cực nhanh, với sự nhanh nhẹn này, vì thế có khá nhiều người yêu thích, và lựa chọn chúng để nuôi trong bể thủy sinh của nhà mình.

Hồng Mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii)
Hồng Mi Ấn Độ (Sahyadria denisonii)

VII. Congo tetra (Phenacogrammus interruptus)

Tên khoa học : Phenacogrammus interruptus
Bộ : Cá chép mỡ
Cá Congo tetra là một loài cá trong họ Alestidae. Chúng là loài cá có nguồn gốc tứ lưu vực sông Công gô ở châu Phi.  Chúng là loài cá sống theo bầy đàn, thích hợp trong bể thủy sinh, chúng có thể dài đến 08 cm. Cá này là loài ăn tạp, Cá ăn tạp từ phiêu sinh động vật và thực vật, giáp xác, côn trùng, trùng chỉ. Chúng sống ở tầng nước giữa. Cá đẻ trứng phân tán, bố trí cây thủy sinh cho trứng dính, tách trứng ra khỏi cá bố mẹ sau khi đẻ.
Congo tetra (Phenacogrammus interruptus)
Congo tetra (Phenacogrammus interruptus)
Tags: Cá bơi đànCá tam giácCá thủy sinhChim cánh cụtCongo tetraHồng miNeon đenneon kim cuơngNeon vuaSóc đầu đỏ
Share256Tweet160Pin58

Bài viết liên quan

Diếc anh đào

Diếc anh đào – Cá thủy sinh siêu đỏ

Cá diếc anh đào là loài cá thủy sinh rất phù hợp cho những người mới bắt đầu nuôi cá vì chúng...

Cá Ember Tetra

Cá Ember Tetra

Cá Ember Tetra - Loài cá thủy sinh hiển lành đến từ lưu vực sông Araguaia Cá Ember Tetra là một...

Neon Kim Cương

Neon kim cương

Neon kim cương là một loại neon hiếm và có rất ích cửa hàng cá cảnh bán loại này. Sự...

Cuôi cá Neon vua khỏe mạnh, lớn nhanh, không bị chết

NEON VUA CÓ THỰC SỰ KHÓ NUÔI TRONG BỂ THỦY SINH? Neon vua một loại cá thuỷ sinh có màu...

cá phượng hoàng

Cá Phượng Hoàng

Cá Phượng Hoàng thuộc họ chili là một loài cá cảnh trong hồ thủy sinh. Các loài cá cùng họ chili...

Next Post
Ráy nana petite bị vàng lá, lủng lỗ

Ráy nana petite bị vàng lá, lủng lỗ

Thủy Sinh AquaTips

Một hồ thủy sinh nếu không có cá, hồ cá thủy sinh hay hồ cá, bể cá nếu chỉ nuôi cá mà không có cây thủy sinh, còn gọi là "thủy cung" nếu ở kích thước lớn như một hệ thống công trình kiến trúc lớn dùng tham quan hay trưng bày, là nơi mà cá và các động vật sống trong nước được lưu giữ bởi con người.

  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Kinh nghiệm
  • Thư viện
    • Tép cảnh
    • Cá thủy sinh
    • Cây thủy sinh
      • Cây tiền cảnh
      • Cây trung cảnh
      • Cây hậu cảnh
      • Rêu ráy dương xỉ
    • Đèn thủy sinh
  • Aquarium Contest
  • Review
  • Bể cá nước mặn

© 2021 Thủy sinh Aquatips - Kinh nghiệm cho người mới

Welcome Back!

Sign In with Facebook
OR

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In